Cái TÔI và các Nhãn dán.

cái tôi và các nhãn dán

 

Khi những hình ảnh của vị tỳ kheo THÍCH MINH TUỆ và hành trình đáng kinh ngạc của người khi thực hành 13 của Hạnh Đầu Đà được chia sẻ lên mạng xã hội, nó đã ngay lập tức trở thành một sự kiện đáng chú ý nhất kể từ 50 năm trở lại đây. Nếu xét về mặt tính lan tỏa và sức ảnh hưởng lên đời sống tôn giáo và tâm linh và cả đời sống xã hội, nó có lẽ là sự kiện lớn nhất trong cả thế kỷ đã qua.  Bên cạnh những dòng thác người đi tìm kiếm ngài, đi theo ngài ngoài đời thật thì trên thế giới ảo, dòng lũ ấy con mạnh hơn gấp bội. Tất cả các phương tiện truyền thông cả chính thống và phi chính thống đều hướng đến nó, bài viết, hình ảnh, video, lời nói đều lũ lượt tham gia để có thể truyền tải nhất cử nhất động của vị tỳ kheo ấy. Hầu hết các hoạt động đều xã hội đều bị nó hút vào. Những lời tán thán, tụng ca, hy vọng…tràn ngập trên khắp mặt báo, mạng xã hội, và đương nhiên không thể thiếu ném đá, bôi xấu, hạ nhục, anti…cái đã trở thành truyền thống của truyền thông trong thời đại này. Bên cạnh đó hầu như tất cả những cá nhân có sức ảnh hưởng trong mọi lĩnh vực kể cả giải trí cho đến học thuật cũng không phải là ngoại lệ, họ đều có những phát ngôn, những quan điểm và cả những câu hỏi xoay quanh vấn sự kiện này. Tôi để ý đến một status của một người bạn trên mạng xã hội, người có sức ảnh hưởng lớn, một học giả uyên thâm và đạo đức,  GS Trương Nguyện Thành. Và tôi muốn chia sẻ nó lên đây và trả lời cho những câu hỏi đó vì đó cũng là lĩnh vực mà tôi thường chia sẻ.

Tôi sẽ bắt đầu bài viết trả lời cho câu hỏi đó của GS Thành bằng một câu chuyện của mình dưới đây.

 

câu hỏi về cái tôi


Một người đàn ông tìm đến một vị thiền sư để xin lời khuyên cho cuộc sống của ông ấy. Ông ấy bắt đầu nói về những gì ông ấy đang phải chịu đựng, áp lực tiền bạc, áp lực công việc, gia đình, con cái và những điều không theo ý muốn, ông ấy cảm thấy kiệt sức…

Vị thiền sư ngồi lim dim mắt cho đến khi người đàn ông kia tạm ngừng thở than, lúc đó ngài mới mở mắt ra và hờ hững hỏi “Ông là ai?”

Người đàn ông rút từ chiếc ví đắt tiền của mình ra một tờ danh thiếp và đưa nó cho thiền sư. Thiền sư hờ hững cầm nó tiếp tục lim dim và người đàn ông lại tiếp tục nói. Ông nói về nỗi lo lắng bị cấp trên trù dập, đồng cấp chơi xấu, đối thủ bôi nhọ, tất cả các thứu dồ dập khiến ông ta không thể thở. Và khi ông ta tạm ngừng nói, thiền sư lại mở mắt ra và hờ hững hỏi” “Ông là ai?”

Lúc này người đàn ông bắt đầu cảm thấy tổn thương vì bị phớt lờ nên ông nói ràh rọt với giọng hơi căng thẳng: Thưa thầy, tôi là giáo sư có tiếng, doanh nhân thành đạt, quan chức cấp cao, người chồng tốt và người cha của hai đứa con giỏi giang…

Thiền sư nhìn ông mỉm cười: “Đó là tất cả nguyên nhân của sư đau khổ trong ông” thiền sư nói và đẩy lại tờ danh thiếp cho người đàn ông. Khi nào từ danh thiếp này ghi “Tôi là Tôi”, lúc ấy ông sẽ nhìn thấy hạnh phúc.


Tôi muốn dùng câu chuyện này để nói về sự nhầm lẫn lớn nhất mà chúng ta mắc phải: CÁI TÔI. Tôi là ai? Tôi là giáo sư. Tôi là người thành công. Tôi là quan chức. Tôi là người chồng tốt. Tôi là người cha. Sự thật đó không phải là Tôi, đó không phải là Bạn, đó không phải là Chúng ta. Đó là những cái NHÃN mà chúng ta tự dán cho mình hoặc người khác dán cho mình và chúng ta nhầm lẫn đó là cái TÔI. Chúng ta đồng nhất nghề nghiệp, tiền bạc, của cải, danh tiếng, tên gọi… những cái bên ngoài, những thứ nhất thời, những thứ đến rồi đi thành cái Tôi, và tất cả bắt đầu từ đó…

Thành công không phải là một phần của cái “tôi”. Thành công là thứ đến rồi đi; nó có thể ở đó hôm nay và biến mất vào ngày mai. Đó không phải là "tôi". Khi bạn nói: “Tôi đã thành công”, bạn đã nhầm; bạn đã chìm vào bóng tối. Điều tương tự khi bạn nói: "Tôi là một kẻ thất bại, một luật sư, một doanh nhân, một người chồng, một người cha". Bạn biết điều gì sẽ xảy ra với bạn nếu bạn đồng hóa mình với những điều này.

Chúng ta sẽ bám víu vào chúng, chúng ta sẽ lo lắng rằng chúng có thể tan vỡ, và đó là lúc chúng ta đau khổ. Bạn đồng hóa mình với nhãn Quan chức, bạn sẽ lo lắng mình sẽ mất nó. Bạn đồng hóa mình là Giáo sư, bạn sẽ lo lắng người khác thấy mình ngu dốt, lo người khác bôi xấu. Bạn đồng hóa mình là chồng, bạn sẽ mất ngủ vì sợ vợ bạn ngoại tình hay tơ tưởng người khác…Đau khổ là dấu hiệu cho thấy bạn đang mất liên lạc với sự thật. Đau khổ là chúng ta đã mất liên lạc với cái TÔI.

Điều quan trọng là không biết “tôi” là ai hay “tôi” là gì. Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy hạnh phúc. Điều quan trọng là bỏ nhãn. Nếu bạn bỏ nhãn của mình, bỏ mọi nhãn hiệu bạn có thể nghĩ ra có lẽ ngoại trừ nhãn hiệu con người. Khi đó hạnh phúc sẽ hiện ra.

Khi bạn không còn NHÃN nữa, không ai có thể tước bỏ cái gì của bạn, họ không thể tước đi cái bạn không có. Không ai có thể bôi nhọ được bạn, họ chỉ bôi nhọ được cái nhãn, họ làm sao bôi nhọ được bạn khi bạn không có nhãn, nó giống như khi người ta ném sơn đen lên không trung, không khí vẫn không bị ô nhiễm. Người ta sẽ không bao có thể bôi cho không khí thành màu đen. Bất kể điều gì xảy ra với bạn, bạn vẫn không bị hoen ố. Bạn vẫn bình yên. Bạn sẽ không còn là một con rối làm bằng các nhãn hiệu, một con rối vô nghĩa, bị giật theo cách này hay cách khác, nhấn một nút và bạn rơi xuống

Nếu bạn từ chối gắn mình với bất kỳ nhãn hiệu nào trong số đó, hầu hết những lo lắng của bạn sẽ chấm dứt. Khi đó, bạn không cần phải xin lỗi bất kỳ ai, bạn không cần phải giải thích bất cứ điều gì với bất kỳ ai, bạn không cần quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về bạn hay người khác nói gì về bạn. Nỗi lo lắng là con cái sẽ nghĩ gì về bố, hàng xóm sẽ nghĩ gì về mình, sẽ nghĩ gì về mình, tất cả sẽ biến mất. Nghề nghiệp sẽ không còn ảnh hưởng đến bạn. Nếu ngày mai tôi thay đổi nghề nghiệp thì cũng giống như thay quần áo vậy. Tôi không bị ảnh hưởng. Tôi có phải là quần áo của tôi? Tôi có phải là tên của tôi? Tôi có phải là nghề nghiệp của tôi? Hãy ngừng đồng nhất với những nhãn đó. Đó là những thứ đến rồi đi.

Khi bạn thực sự hiểu được điều này thì không lời chỉ trích nào có thể ảnh hưởng đến bạn. Không có lời tâng bốc hay khen ngợi nào có thể ảnh hưởng đến bạn. “Tôi” không lớn cũng không nhỏ. Tôi chỉ đơn giản là Tôi.

Hạnh phúc là trạng thái tự nhiên của chúng ta. Hạnh phúc là trạng thái tự nhiên của những đứa trẻ nhỏ, vương quốc thuộc về chúng cho đến khi chúng bị ô nhiễm và ô nhiễm bởi những cái nhãn. Hạnh phúc đã tồn tại rồi, luôn tồn tại, bạn không thể có nó nữa, bạn không thể có cí bạn có rồi. Và vì thế để nó hiện ra, không phải là thêm cái gì, thêm bất kỳ cái gì mà là bớt đi, bỏ bớt đi, bỏ bớt những ảo tưởng, ảo tưởng vào những cái NHÃN.

Trở lại câu chuyện của vị tỳ kheo Thích Minh Tuệ, người đang đi tìm sự giải thoát, đi tìm hạnh phúc, như bao vị tỳ kheo khác, đó chính là hành trình bỏ đi cái nhãn, để có thể trả lời “TÔI LÀ TÔI”.

Bạn có thể thấy vị tỳ kheo này đã bỏ được hầu hết các nhãn khi người nói: “Con là một người đang học theo phật”. Bạn thấy không, nhãn duy nhất mà sư giữ là “NGƯỜI”, đến nhãn “SƯ” người ấy cũng không giữ, bởi nếu giữ nó người sẽ lo người ta có thể tước nó đi. Và nếu như Thích Minh Tuệ giữ nó thì sự thật như các bạn thấy, người ta (GHPGVN) cũng đã có văn bản để tước nó đi rồi.

Comments