Mất bao lâu để giác ngộ- Câu chuyện dành cho những đứa trẻ và cha mẹ hay sốt ruột.

 

Kiên nhẫn là một tính tốt, có liên kết chặt chẽ với thành công. Tuy nhiên, có một thực tê là ngày nay trong giới trẻ, thậm chí trong chính các bậc cha mẹ, đức tính này đang bị teo cơ nhiều nhất. Việc dạy bảo, tập luyện và rèn giũa cho một đứa trẻ thành người kiên trì chưa bao giờ là dễ dàng, dặc biệt trong bối cảnh mà xã hội đang đề cao tốc độ, chạy theo tốc độ. Nhà trường chạy theo tốc độ, dạy học sinh nhồi nhét từ sáng đến tối, gia đình chạy theo tốc độ đẩy con đi học sơm, học thêm, học trước chương trinh với đủ các lớp cấp tốc… Cả một hệ thống truyền thông hướng đến tốc độ. Những quảng cáo đề cập đến tốc độ như một phẩm chất đáng giá nhất, lớp cấp tốc, thành công trong nháy mắt, làm giầu trong một ngày… đến cả dạy con cũng hướng đến “nghe lời răm rắp sau khóa học nửa ngày”. Cả xã hội đang tự nhôi mình trên con tầu siêu tốc ma ám. Tất cả tạo nên những đứa trẻ SỐT RUỘT hơn bao giờ hết. Và chính điều đó, tốc độ bị nhầm lẫn và trở thành mục tiêu của cuộc sống chứ không phải là thành đạt, đóng góp hay hạnh phúc của cuộc đời.

Điều trị bênh SỐT RUỘT cho con thông qua các câu chuyện kể nhẹ nhàng là một ý tưởng tốt, đã được chứng minh là hiệu quả. Câu chuyện này như một gợi ý cho các thanh thiếu niên đang sốt ruột hoặc các cha mẹ đang bị hối thúc bởi mục tiêu và thành công của con mình, nó có thể sẽ có ích…

câu chuyện: Bạn Theo đuổi Mục tiêu hay Con đường?

mất bao lâu để giác ngộ


Có một câu chuyện Thiền mà tôi thích về một sinh viên trẻ khao khát đạt được giác ngộ và đạt được điều đó càng nhanh càng tốt. Một ngày, anh đến gặp thầy của mình và hỏi: “Nếu con học tập và rèn luyện thiền chăm chỉ và siêng năng, thì con sẽ mất bao lâu để giác ngộ?”

Thầy của anh suy nghĩ về câu hỏi này một lúc, như các thiền sư thường làm, rồi trả lời, “Mười năm.”

"Mười năm!" cậu sinh viên kêu lên. “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi cống hiến hết mình cho nó, làm việc rất chăm chỉ và thực sự toàn tâm toàn ý tập trung vào nó? Sau đó sẽ mất bao lâu?”

Với sự trầm ngâm hơn nữa, người thầy đưa ra câu trả lời cân nhắc của mình, “Vậy thì sẽ mất hai mươi năm.”

Bối rối và nghĩ rằng thầy đã hiểu lầm mình— Làm sao mà làm việc chăm chỉ hơn gấp đôi thay vì rút ngắn thời gian thành công thì thời gian lại dài ra?— người học trò diễn đạt lại câu hỏi của mình. “Nếu con cống hiến hết mình cho nó, nếu con làm việc rất, rất chăm chỉ và nếu tôi thực sự, thực sự nỗ lực hết mình để học nhanh nhất? Con sẽ mất bao lâu?”

Rõ ràng, điều này cần được cân nhắc nhiều hơn và học sinh háo hức chờ đợi câu trả lời của giáo viên. Cuối cùng anh ấy cũng cho câu trả lời. “Trong trường hợp đó,” thiền sư nói, “sẽ mất ba mươi năm.”

“Ba mươi năm!” cậu sinh viên bối rối thốt lên, cố gắng kìm nén sự ngạc nhiên và thất vọng của mình. “Con không hiểu. Mỗi lần con nói tôi sẽ làm việc chăm chỉ hơn, thầy trả lời rằng con sẽ mất nhiều thời gian hơn. Làm sao lại có chuyện ngược đời như thế được? Tại sao thầy lại làm con thất vọng đến như vậy???"

“Ồ,” vị thầy trả lời, “khi con mắt của con chỉ tập trung vào mục tiêu, con còn con mắt nào nữa để nhìn con đường để đi tới nó hả con"

Bài học từ câu chuyện

Cậu sinh viên trong câu chuyện này rất giống như nhiều người trong chúng ta hiện nay, chúng ta tập trung vào mục tiêu mà quên mất con đường. Ngay cả khi chúng ta tập trung vào mục tiêu thì mục tiêu đó cũng đã bị nhầm lẫn. Trong câu chuyện này, mục tiêu của thiền là trở nên tĩnh lặng, không lo lắng về thời gian, không còn bị ràng bộc vào được mất để sống thực với tất cả những gì thanh sạch nhất của chính con người mình, nhưng chàn sinh viên đã nhầm mục tiêu là trở thành một thiền nhân. Chính sự nhầm lẫn đó khiến cho chàng không thể nhìn thấy được con đường để đi đến đích.

Với học sinh cũng vậy, mục tiêu của học tập đơn giản là để trở nên hiểu biết hơn, trí tuệ hơn, suy nghĩ đúng đắn để sống tốt hơn, hạnh phúc hơn ở hiện tại và tương lai. Sự hối thúc của tốc độ khiến mục tiêu đó bị hiểu lầm và trở thành học qua nhiêu khóa học hơn, hoàn thành nhiêu bài tập hơn, được điểm cao hơn, có nhiều chứng chỉ hay bằng cấp hơn và về đích sớm hơn người khác. Trên thực tế, nó sẽ không đi đến đâu cả và có thể đến cái đích mà chúng ta không thực sự đã đặt ra ban đầu.

Cuộc sống là một hành trình, hãy tận hưởng hành trình của bạn, tận hưởng niềm vui trong chính việc học tập, trải nghiệm, thất bại, thành công, buồn, vui của nó…chứ đừng chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng…

Comments