Truyện dạy trẻ em về cách hành xử- Đừng dựa uy người khác.

Câu chuyện được đề xuất: Chuyện Mèo dựa uy Hổ.

Hành vi cần thay đổi

Những đứa trẻ hay dựa vào người lớn như bố, mẹ, anh, chị để bắt nạt hoặc huyênh hoang, khoác lác với người khác, đặc biệt là với những trẻ cùng trang lứa. Với những cô cậu học sinh tiểu học, cấp 2, cấp 3, đó có thể dựa vào nhóm của của mình để bắt nạt những trẻ khác.

Khi trẻ em dựa vào uy người khác và nhờ đó chúng đạt được mục đích của chúng sẽ khiến trẻ hiểu si vê giá trị bản thân, mất danh tính thực sự của mình, gây ảo tưởng sức mạnh, tạo thái độ sống dựa dẫm, phụ thuộc... Tất cả những điều đó khiến quá trình phát triển trở nên không lành mạnh, cản trở trẻ hinh thành danh tính rõ ràng, phát triển kỹ năng xã hội, quản lý cảm xúc cũng như có một sức khỏe tinh thân tốt. 

Kể cho con nghe một câu chuyện về sự thật của thói dựa uy người khác, hạu quả của thói quen xấu đó là một cách hay để can thiệp thay đổi thái độ, hành vi của trẻ, hướng đến một sự phát triển lành mạnh. Câu chuyện Mèo dựa uy hổ là một câu chuyện như thế.

Mục đích câu chuyện. Giúp trẻ nhận ra sức mạnh thực sự của mình chỉ có thể từ chính bản thân mình chứ không thể dựa vào người khác. Khi trẻ hiểu điều đó trẻ sẽ tự giác rèn luyện mình, không huyênh hoang, khoác lác, không ảo tưởng sức mạnh và thực sự khiêm tốn.

Đối tượng can thiệp: Trẻ nhỏ từ 6 tuổi trở lên và thanh thiếu niên.

mèo dựa uy của hổ, thói quen cần bỏ


Ngày xửa ngày xưa, trong rừng sâu có một con hổ rất mạnh mẽ. Nó là chúa tể của khu rừng nên tất cả động vật đều sợ hãi và tôn trọng nó. Con vật duy nhất không sợ anh là con mèo! Hổ luôn coi mèo là họ hàng cổ xưa của mình và coi mèo như thú cưng để chơi đùa, vuốt ve. Con mèo luôn ở bên hổ nên những con vật khác kể cả những con vật vốn không ưa gì mèo như cáo, chó rừng, khỉ… đều không dám làm gì mèo cả. Mỗi ngày mèo đều soi gương và nhận thấy mình rất giống Hổ, và thậm chí còn giỏi hơn hổ ở khoản leo trèo, nhanh hơn hổ ở không gian hẹp. Từ đó con mèo cho rằng nó mạnh mẽ như hổ nên không con vật nào dám tấn công nó. Nó đối xử với các con vật khác trong rừng với sự khinh thường ra mặt.

Một ngày nọ, hổ đi đâu đó để lại con mèo trong hang. Ở trong hang một mình mèo thấy chán nên nó bước ra và bắt đầu đi loanh quanh trong rừng. Thấy các động vật khác nó vẫn nạt nộ và khinh thường như mọi khi và đòi chúng cống nạp thức ăn như khi có Hổ ở nhà. Con khỉ láu cá khi thấy mèo đi một mình, nó leo lên cây quan sát gần xa và không thấy Hổ đâu, nó liền thông báo cho chồn, cáo và chó rừng biết. Vốn đã ghét mèo vì những trò bắt nạt của nó, cáo và chó rừng lập tức tấn công mèo.

Nhận thấy mình không phải là đối thủ của cáo và chó, con mèo nhanh chóng chạy vào trong hang. 

Từ đó con mèo cũng nhận ra rằng bản thân nó không có sức mạnh mà tình bạn của nó với hổ chính là nguồn gốc sức mạnh của nó. Nhưng mèo cũng nhận ra rằng, không phải lúc nào hổ cũng có thể ở bên mình nên nó bắt đầu nỗ lực nhiều hơn để rèn luyện khả năng của riêng mình đồng thời đối xử với các con vật khác trong rừng một cách thân thiện hơn để tránh xung đột.

Bài học từ câu chuyện.

Sau khi kể xong câu chuyện hoặc Cùng con đọc câu chuyện, bố mẹ có thể giải thích cho con để con hiểu hơn về việc xác định quyền lực và ảnh hưởng. 

- Trẻ có thể nhận ra bài học rằng khi con kết bạn với một người có ảnh hưởng, chơi trong một nhó có ảnh hưởng thì sẽ làm tăng ảnh hưởng và sức mạnh của con. Vì thế cần biết trọn bạn mà chơi

- Dù có người thân, bạn bè bên cạnh mạnh mẽ đến thế nào thì cũng không thể thay thế sức mạnh của chính con người mình, do đó cần tự rèn luyện để tự mình trở nên mạnh mẽ và có ảnh hưởng.

- Dù có bên cạnh người mạnh mẽ đến đâu thì cũng sẽ có ngày con mất đi điều đó, nên vì thế không nên gây thù oán với ai, cần ứng xử tốt với mọi người xung quanh.

Comments