Giúp trẻ em vượt qua nỗi đau mất mát của cuộc sống- những câu chuyện cụ thể và hướng dẫn cần thiết dành cho cha mẹ.
Ở một góc độ nào đó, cuộc sống là chứng kiến và trải nghiệm những mất mát. Mất mát là một tất yếu, chúng ta không thể tránh được nó và cách chúng ta đón nhận nó, phản hồi với nó quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Nhưng đối với trẻ em, những cá thể chưa có đủ kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm để có thể đón nhận những mất mát một cách lành mạnh, quản lý cảm xúc và hành vi sau những mất mát thì những đau buồn, thất vọng đó có thể nhán chìm chúng. Những sự kiện, những mất mát lớn có thể xảy ra với trẻ như mất đi ngươi thân yêu sau cái chết của ông/bà, mất đi một mối quan hệ thân thiết như bạn thân chuyển trường, giáo viên yêu thích chuyển đi nơi khác, mất đi một con thú cưng đã gắn bó nhều năm… có thể đẩy trẻ vào nỗi u buôn không nguôi hoặc là cơ hội để trẻ học cách quản lý cảm xúc, trải nghiệm tích cực với mất mát để mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn tùy thuộc vào trẻ có được sự hỗ trợ, dạy bảo như thế nào từ cha mẹ. Một việc quan trọng bậc nhất của hành trình làm cha mẹ là hướng dẫn, giúp đỡ con cái để chúng có thể vượt qua những trải nghiệm này một cách lành mạnh và an toàn
Với Quan điểm
cho rằng sự kiện xảy ra trong cuộc đời trẻ không quyết định mạnh mẽ lên trẻ
bằng cách trẻ trải nghiệm sự kiện đó.
Cách trẻ trải nghiệm sự kiện mất mất mát có xu hướng được
quyết định bởi thái độ, ý tưởng và suy nghĩ của trẻ. Điều đó có
nghĩa là để giúp trẻ vượt qua những sự kiện mất mát và đau buồn chính là giúp trẻ
tạo ra những suy nghĩ hữu ích, tích cực, phát triển những nhận hữu
ích. Đó có thể bao gồm những câu
chuyện về những suy nghĩ hữu ích giúp kiểm soát quá trình đau buồn và về cách một
đứa trẻ có thể hiểu sai các sự kiện hoặc hình thành niềm tin sai lầm. Có những
câu chuyện về cách suy nghĩ quyết định cảm xúc của chúng ta và cách chúng ta có
thể điều chỉnh lại những ý tưởng đó theo hướng tích cực bằng cách học cách tìm
ra những ngoại lệ đối với các quy tắc, sử dụng những khả năng mà một đứa trẻ
có, phân biệt và đánh thức các khái niệm giúp nâng cao sự tự tin.
Những câu chuyện sau đây nhu những ví dụ cụ thể để bố
mẹ tham khảo cách những suy nghĩ hữu ích có thể giúp trẻ vượt qua nỗi đau mất mát
một cách lành mạnh như thế nào, cha mẹ có thể sử dụng những câu chuyện này cho
các sự kiện cụ thể của mình hoặc dựa vào nó để tạo ra những câu chuyện của riêng
minh để kể cho con nghe.
Câu chuyện số 1: Gấu ông không còn đau nữa
Câu chuyện bố mẹ có thể dùng để giúp trẻ vượt qua mất
mát, đau buồn sau cái chết của người ông(bà) mà trẻ yêu quý và có nhiều kỷ niệm
đẹp đẽ. Bằng cách giúp trẻ tạo ra những suy nghĩ hữu
ích, thừa nhận sự mất mát, biết rằng đau buồn là điều
bình thường, tập
trung vào những kỷ niệm tích cực trẻ có thể học được cách thể hiện sự đau buồn
thích hợp, chấp nhận
các giai đoạn điều chỉnh và học cách bước tiếp
về
phía trước
Gấu
Nhỏ đã sống cả đời với Gấu Anh, Gấu Mẹ, Gấu Bố và Gấu Ông trong rừng. Phần buồn
của câu chuyện xảy ra ngay từ đầu. Một ngày nọ, Gấu Mẹ nói với Gấu Nhỏ: “Gấu
Ông đã về sống với Chúa trên thiên đường gấu”.
Gấu Anh thì không dịu dàng như vậy. Anh ấy chỉ nói
với Gấu Nhỏ: “Ông nội đã chết rồi.”
Gấu
Nhỏ chạy vào phòng ngủ khóc. Mẹ cô bước vào và vòng tay ôm lấy cô. Đôi mắt của
Gấu Mẹ ướt và đỏ. Gấu Nhỏ biết cô cũng đang khóc.
“Con không muốn ông nội chết,” Gấu Nhỏ nói.
“Mẹ
biết,” Gấu Mẹ nói an ủi. “Không ai trong chúng tôi muốn ông chết nhưng khi gấu già
đi, gấu sẽ chết. Không phải lúc
nào chúng ta cũng có thể làm được điều
gì đó để thay đổi.
Như các con đã biết,” mẹ tiếp tục, “Gấu Ông
đã bị ốm và đau đớn một thời gian. Bây giờ Ông
sẽ không còn đau nữa.”
Khi
Gấu Mẹ rời đi, Gấu Anh đi ngang qua và nói: “Chỉ có những đứa con gái mới khóc
thôi.”
Gấu
Nhỏ nhìn thấy mắt Gấu Anh cũng ươn ướt và đỏ hoe nên cô cũng không tức giận với
anh. Thực ra, cô không biết mình cảm thấy thế nào - yếu đuối, khó chịu, buồn bã
và sốc, tất cả cùng nhau. Vì Gấu Mẹ đã nói rằng khóc cũng được nên Gấu Nhỏ nằm
trên giường, vùi đầu vào gối và khóc ngon lành.
Thật
kỳ lạ ở đám tang. Có Gấu Chú, Gấu Dì, Gấu Anh Em và Gấu Bạn, nhiều chú gấu rưng
rưng nước mắt. Nhìn thấy họ giúp Gấu Nhỏ biết rằng không phải lúc nào cô cũng
phải mạnh mẽ và dũng cảm như Gấu Anh đã nói.
Khóc không chỉ dành cho con gái.
“Con thấy không, cũng như con, rất
nhiều chú gấu yêu quý ông nội. Ông đã có
cuộc đời thật đẹp” Gấu Mẹ giải thích khi Gấu Nhỏ nhìn quanh
đám đông.
Gấu con không muốn nghĩ đến ông
nội trong hộp gỗ, mặc dù cả nhà Gấu đã đi ngang qua, nhìn thấy ông, chạm vào
ông và nói lời tạm biệt. Khi chiếc hộp được
những Gấu hang xóm di chuyển qua những cánh cửa nhỏ, em không muốn nghĩ rằng
mình sẽ không bao giờ gặp lại ông
nữa.
Trong
vài ngày tiếp theo, hoặc thậm chí có thể là vài tuần, Gấu Nhỏ tiếp tục cảm thấy
buồn. Cô bé không muốn làm gì nhiều, không cảm thấy đói và cũng không có hứng
thú chơi đùa với những người bạn gấu như thường lệ.
Một
đêm nọ, Gấu Mẹ ngồi bên giường bà và hỏi: “Khi con nghĩ đến Gấu Ông, con nghĩ về
điều gì?”
Gấu
Nhỏ trả lời: “Về việc ông
đã chết, ông không cò ở nhà mình nữa
và con buồn biết bao khi không
có ông”.
“Vậy
thì hãy nhắm mắt lại một lúc,” Gấu Mẹ nói, “và nghĩ về những khoảng thời gian
vui vẻ mà hai người
đã có với nhau khi ông
còn sống. Con
hạnh phúc nhất khi nào?”
Nhắm
mắt lại, Gấu Nhỏ trả lời: “Con
thích nhất là ngồi trên đùi ông, nghe ông
kể cho con những câu chuyện hài hước.
Con rất thích khi ông giúp con làm thiệp cho mẹvào ngày sinh nhật và
Ngày của Mẹ.Ông
luôn thích những gì con
làm và nói với con
rằng con là mộ gấu con ngoan ngoãn, đánh yêu và ông nói ông
yêu con biết nhường nào”
“Vậy
thì,” Gấu Mẹ nói, “sau này mỗi khi
con nghĩ về ông,
có lẽ sẽ rất hữu ích nếu con
chỉ cần nhắm mắt lại và nhớ lại những khoảnh khắc đặc biệt mà con đã chia sẻ với
ông.”
Và Gấu con đã làm như thế, bởi tất cả những gì gấu mẹ dạy cô đều có ích.
Và đó chính là cách Gấu Nhỏ chuyển từ nỗi buồn sang niềm vui với những kỷ niệm về
Gấu Ông.
Comments
Post a Comment