Kết quả của sự trợ giúp quá mức và chuyện con bướm tật nguyền.

 

Câu chuyện được đề xuất: Con bướm tật nguyền

Niềm tin, thái độ, ành vi cần thay đổi

Thật khó khi phải nhìn con gặp khó khăn, vật lộn với những rắc rối, chịu thất bại trong công việc của chúng khi mà với những khó khăn đó chỉ cần chúng ta – những bậc làm cha mẹ “nhúng tay” một chút, mọi chuyện sẽ suôn sẻ.

Khi mà cuộc sống ngày càng đầy đủ, con cái ngày càng ít, cha mẹ có nhiều thời gian và nguồn lực để dành cho con hơn, sự hấp dẫn của việc giúp đỡ con vượt qua những khó khăn, thất bại thôi thúc chúng ta thực hiện nhiều sự trợ giúp thậm chí là thay cho con để con vượt qua những khó khăn một cách dễ dàng. Chúng ta không muốn con phải trải qua những khó khăn mà chúng ta đã phải trải qua. Chúng ta nghĩ rằng không thất bại thì con sẽ tự tin và nâng cao lòng tự trọng. Và thế là chúng ta ngả vào trường phái “Chăm sóc quá mức” với biểu hiện là không để con phải khó khăn, không để con phải thất bại. Và chúng ta tự hào về điều đó.

Nhưng thực tế, kết quả của nỗ lực ấy là gì?

con tật nguyền vì cha mẹ chăm sóc quá mức


Một người đàn ông là một người đam mê làm vườn và rất yêu thích thiên nhiên. Anh dành rất nhiều thời gian cho khu vườn nhỏ của mình nên nó lúc nào cũng xanh tươi, hoa trái quanh năm. Cũng vì thế chim chóc, ong, bướm kéo đến khu vườn rất nhiều

Một hôm anh nhìn thấy một cái nhộng bướm bám vào một trong những chiếc chậu trong vườn của anh ta. Kể từ ngày đó anh quan sát và theo dõi con nhộng với sự tò mò và háo hức ngày càng tăng. Từ lúc vỏ nhộng màu xanh, xanh nhạt, nâu, rồi khô trắng. Nó có vẻ bất động cả ngày.

Rồi một ngày nhộng với cái vỏ khô gần như bất động hằng ngày đó bắt đầu rung rung và lắc lắc một chút. Anh ấy đã rất vui mừng khi nhìn thấy một cuộc sống mới đang diễn ra ngay trước mắt mình. Bây giờ anh ấy đã dành hàng giờ để xem nó.

Cái nhộng bắt đầu nở ra và xuất hiện các vết nứt. Một cái đầu nhỏ xíu và những chiếc râu bắt đầu mọc ra rất chậm. Anh làm vườn phấn khích vô cùng và sự phấn khích đó dần được thay bằng sự sốt ruột. Anh ta lấy kính lúp và ngồi quan sát cuộc sống và cơ thể của một con nhộng sắp ra đời.

Anh ấy nhìn thấy sự khó khăn trong cuộc đấu tranh của chú nhộng dịu dàng để thoát ra ngoài cái vỏ nhộng khô và cứng đó, và không thể cưỡng lại sự thôi thúc GIÚP ĐỠ của mình.

Anh ta đi lấy một chiếc kẹp mềm để giúp vỏ nhộng rách ra một lỗ to hơn và dài hơn. Và bằng đôi tay khéo léo của nghệ nhân làm vườn cùng với sự dịu dàng của tâm hồn yêu thương loài vật, anh đã nhẹ nhàng lôi được con bướm ra khỏi cái vỏ kén khô cứng và dai nhách của nó.

Con nhộng đã ra ngoài và nó là con bướm, người đàn ông ngây ngất!

Bây giờ anh ấy chờ đợi mỗi ngày để con bướm lớn lên và bay như một con bướm xinh đẹp thực sự, nhưng than ôi điều đó chưa bao giờ xảy ra, con bướm cưng của anh có cái đầu to quá khổ và cứ bò trong chậu suốt 4 tuần rồi chết!

Người đàn ông chán nản đến gặp người bạn thực vật học của mình và hỏi lý do. Bạn của anh ấy nói với anh ấy rằng việc cố gắng thoát ra khỏi vỏ kén giúp ấu trùng đưa máu đến cánh của nó và lực đẩy bằng đầu để làm rách vỏ kén giúp đầu con bướm đó nhỏ lại để đôi cánh mềm mại có thể đủ sức mang theo nó trong suốt vòng đời 4 tuần của mình. Với tình yêu, sự háo hức của anh anh đã không cho nó có cơ hội làm điều mà con bướm nào cũng được làm. Và vì thế anh đã tước đi khả năng bay của nó.

Bài học cuộc sống

Thật khó khi phải nhìn con cái chúng ta vật lộn với những khó khăn của chúng, những khó khăn mà chúng ta những bậc làm cha mẹ chỉ cần thêm một chút nỗ lực là nó sẽ được giải quyết. Chúng ta có thể làm thay hoặc đơn giản là giúp chúng những chỗ khó khăn nhất. Nhưng sự thật trẻ cần những khó khăn để phát triển. Khó khăn giúp ích cho trẻ để trẻ rèn luyện, tích lũy năng lực để có thể phát huy được sức mạnh đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống sau này!

Là cha mẹ, đôi khi chúng ta đi quá xa khi cố gắng giúp đỡ và bảo vệ con mình khỏi những thực tế khắc nghiệt và những thất vọng trong cuộc sống. Chúng tôi không muốn con mình phải vật lộn như chúng tôi.

Nhưng bác sĩ tâm thần học Harvard, Tiến sĩ Dan Kindlon nói rằng những đứa trẻ được bảo vệ quá mức có nhiều khả năng gặp khó khăn trong các mối quan hệ và với những thử thách. Chúng ta đang gửi cho con mình thông điệp rằng chúng không có khả năng tự giúp mình.

Vì vậy "Công việc của chúng ta là chuẩn bị cho con mình bước vào con đường... chứ không phải chuẩn bị con đường cho chúng bước đi..."

Comments