Người ta tin vào những gì họ muốn tin.- thay đổi nó là việc làm vô nghĩa nhất cuộc đời.

 

Câu chuyện được đề xuất: Người chết thì không thể chảy máu.

Thái độ, hành vi cần thay đổi

Đôi khi vì tính hiếu thắng, vì lòng nhiệt thành, vì tình yêu thương, vì muốn chứng minh, khẳng định mình, hoặc vì bất kỳ một lý do tốt đẹp nào đó chúng ta tự đẩy mình vào những cuộc tranh luận, chiến đấu với người khác để tìm ra “đúng-sai”, tìm ra “người thắng- người thua”. Có những cuộc chiến như vậy là cần thiết, nhưng cũng có những cuộc chiến vô nghĩa, khiến ta mệt mỏi, căng thẳng, mất niềm tin và không mang lại bất kỳ điều gì tốt đẹp. Một trong những cuộc chiến dẫn đến kết quả đó là tranh luận, chứng minh để phản bác, để thức tỉnh, để phá vỡ “niềm tin” của người khác (hoặc có khi là người thân của mình) cho dù niềm tin ấy có ngây ngô, thậm chí điên rồ đến mức nào.

Câu chuyện sau đây chứng minh cho điều đó, và nó cũng gợi ý cho bạn một lời khuyên nên làm gì tiếp theo khi gặp những tinh huống như vậy.

Hãy đọc nó, mỉm cười hay cười lớn, sau đó suy nghĩ vài giây và để lại dnh tính của bạn bằng những dòng comment cho bài viết.

mỗi người tin vào điều họ muốn tin


Một người đàn ông tin rằng mình đã chết. Vợ anh nói với anh rằng anh chưa chết. Những đứa con của anh ấy nói với anh ấy rằng anh ấy chưa chết. Bạn bè của anh ấy nói với anh ấy rằng anh ấy chưa chết. Bất chấp tất cả, anh vẫn khẳng định mình là người đã chết. Cuối cùng, gia đình đã thuyết phục anh đến gặp bác sĩ tâm thần.

Bác sĩ tâm thần quyết định rằng chiến lược tốt nhất để chữa khỏi bệnh cho người đàn ông này là thuyết phục anh ta chấp nhận một sự thật: “Người chết thì không chảy máu.” Và khi anh ấy chấp nhận sự thật đấy, chỉ cần làm anh ta thấy mình chảy máu, anh ấy sẽ nhận ra rằng sự thật là mình chưa chết. Thật là một chiến lược hoàn hảo nên mọi người đều đồng ý.

Trong sáu tháng tiếp theo sau đó, bác sỹ đó yêu cầu người đàn ông (điên) kia nghiên cứu sách giáo khoa y khoa, hình ảnh giải phẫu, vân vân và vân vân. Người đà ông đã tin, về lý thuyết “Người chết thì không chảy máu. Sau đó, bác sỹ lại yêu cầu người đàn ông quan sát những cuộc khám nghiệm tử thi, mổ xẻ tử thi và làm trợ lý trong một nhà tang lễ. Tất cả những thực tế cuộc sống đó dội vào mắt anh ta, vào trí não anh ta, đã đủ để chứng minh: “Người chết thì không chảy máu.” Cuối cùng, bằng cả hiểu biết về lý thuyết và tự mình trải nghiệm thực tế, chứng kiến tận mắt đời thực, người đàn ông kia đã thành thực nói với bác sĩ tâm thần với sự bực bội: “Được rồi. Đã đủ. Dừng lại đi. Tôi hiểu rồi: Người chết thì không chảy máu.”

Bác sĩ tâm thần mỉm cười, đã đến lúc cho anh ta nhận ra sự thật rằng “anh ta vẫn còn sống”. Trước sự chứng kiến của vợ, con, bạn bè, người thân, bác sỹ nắm lấy bàn tay người đàn ông rồi dùng một kim tiêm lớn chích mạnh vào đầu ngón tay anh ta. Khi một giọt máu rỉ ra, người đàn ông nhìn vào ngón tay của mình, tròn mắt ngạc nhiên, không nói nên lời. Gia đình bè bạn thở phào, bác sỹ mỉm cười đắc thắng, ông kiêu hãnh nhỏ nhẹ hỏi người đàn ông cứng đầu

- Anh thấy sao về điều này, máu đã chảy

- Ồ vâng, người đàn ông nhìn vị bác sỹ, đẩy chiếc kính vừa tụt xuống sống mũi, nói chậm rãi và đanh thép như một vị giáo sư:

- Mọi người thấy đấy, đây là minh chứng mạnh mẽ để nói rằng “có những quy luật tưởng chừng như luôn luôn đúng thì đôi khi vẫn có những ngoại lệ không thể lý giải. Ví dụ như các bạn thấy đây, “người chết vẫn có thể chảy máu”

BÀI HỌC CUỘC SỐNG

Logic, sự thật không phải lúc nào cũng thắng. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng chúng ta thường bỏ qua sự thật—hoặc bóp méo chúng—nếu chúng không ủng hộ quan điểm của chúng ta. Vì vậy, nếu bạn đang cố gắng giành chiến thắng trong một cuộc tranh luận và mong đợi người khác thay đổi ý kiến thì có lẽ bạn đang lãng phí thời gian. Bạn có thể đúng, nhưng việc đúng không liên quan gì đến điều đó - mọi người tin vào những gì họ muốn tin.

Cố gắng sửa chữa những quan niệm sai lầm của mọi người thường sẽ phản tác dụng và thậm chí còn ràng buộc họ chặt chẽ hơn với những niềm tin sai lầm của mình. Và vì thế, tốt hơn hết là bạn nên rút lui

Comments