“Là lỗi ở cha”- một cách kỷ luật con độc đáo và hiệu quả.

 

Những lời dạo đầu

cha va con tren duong dem


Một gia đình sống trong một trang trại lớn, cách thị trấn khoảng 20km. Cuộc sống khá biệt lập vì trang trại rất lớn và có rất ít hàng xóm xung quanh. Gia đình có một cậu con trai người đang học đại học trên thành phố. Tuy thế mỗi dịp hè anh thường về để phụ bố làm việc trong trang trại. Người bố cũng rất muốn con cùng làm việc để ông có thể truyền đạt lại những bài học về đọa đức, cuộc sống, cũng như những cách quản lý và kinh doanh trong đời thực, những thứ mà các sinh viên sẽ không được học ở trường, để chuẩn bị cho cuộc sống độc lập thực sự sau này

Một ngày nọ, người cha nhờ con trai chở ông vào thành phố vì ông có một số cuộc họp kinh doanh suốt cả ngày. Chiếc xe sẽ được đưa đến một gara cụ thể để sửa chữa và bảo dưỡng một số lỗi nhỏ. Cậu bé rất hào hứng với cơ hội được chở bố vào thành phố sau gần hai tháng lao động trong trang trại. Anh đã nhớ cuộc sống thành thị của mình. Vì anh sắp lên thành phố nên mẹ anh đưa cho anh một danh sách những đồ dùng trong nhà cần mua.

Lên đến thành phố, cậu bé thả cha mình ở một nơi đã định rồi đi mua sắm cho mẹ và bảo dưỡng xe cho bố. Khi đó, người cha yêu cầu con trai có mặt tại khách sạn này lúc 5h30 chiều để cả hai cùng nhau trở về nhà.

Chàng trai đi mua sắm một cách siêu tốc rồi đưa se vào gara để bảo dưỡng. Sau đó là một buổi chiều dành cho một cuộc tụ tập bia hơi với những cậu bạn vẫn còn đang ở ký túc xá dịp hè để học và thi lại. Kết thúc cuộc bia anh gọi điện rủ bạn gái đi xem bộ film đang được chào đón trong hè này vì dù sao cũng cần phải để mùi bia tan hết. Film kết thúc và lại bộ film khác và khi ra khỏi rạp đồng hồ đã chỉ 19h30.

Anh vội vã đến gara, lấy xe và đến nơi bố anh đang đợi. Lúc đó đã là 19h45 chiều. Cha anh hỏi anh tại sao anh đến muộn. Cậu bé hơi sợ hãi khi thông báo rằng mình đã đi xem phim. Vì vậy, anh ấy nói với cha mình rằng xe có nhiều vấn đề lớn và gara đã phải bảo dưỡng thay thế rất nhiều thứu nên công việc hoàn thành muộn hơn dự kiến. Cậu bé không biết rằng, bố cậu là một người khá nổi tiếng ở đây và các gara đều biết bố cậu. Họ thậm chí đã gọi cho bố cậu mỗi khi phải thay thế hay sửa chữa gì đó. Và khi chiếc xe hoàn thành họ cũng đã liên lạc với ông. Người cha rất buồn vì con trai đã nói dối mình. Nhưng đây là cơ hội để ông dạy cho con về tính trung thực, điều cốt yếu để có thể thành công trong cuộc sống. Ông nói

- Thật buồn vì con đã không giữ đúng cam kết có mặt ở đây đúng giờ, và càng buồn hơn khi con đã nói dối bố. Việc nói dối đó không chỉ thể hiện sự không trung thực mà còn thể hiện sự non nớt của con khi không dám đối mặt với sai lầm, và tệ hơn nó là bằng chứng để nói lên rằng con đánh giá bố rất thấp khi nghĩ rằng lời nói đó có thể đánh lừa được bố.

Cậu con trai sợ hãi, lắp bắp khong nói lên được câu xin lỗi rõ ràng nhưng bố anh ôn tồn nói.

- Tất cả đều là lỗi ở bố, có điều gì đó không ổn trong cách bố đã nuôi dạy con. Có thể là bố đã không noi gương về sự trung thực hoặc bố đã quá nghiêm khắc khiến con sợ hãi mỗi khi phạm lỗi nên cố giấu nó đi. Vì lẽ đó, hôm nay bố quyết định tự phạt mình để cho mình nhớ, để có thể dạy bảo con được tốt hơn.

Và người cha đã tự phạt mình bằng cách quyết định đi bộ về trang trại của mình trong đêm, không có ánh đèn trên đường. Người con trai cảm thấy xấu hổ. Khi bố anh đang đi bộ, anh không để anh một mình mà lái xe phía sau một cách chậm rãi. Họ đến trang trại sau sáu giờ sáng hôm sau.

Bài học cuộc sống

Thay vì trừng phạt cậu bé bằng cách nào đó, người cha quyết định trừng phạt chính mình. Hành động bất bạo động này đã chạm đến trái tim cậu bé và cậu quyết tâm không bao giờ nói dối nữa trong đời. Đó là một cách dạy bài học độc đáo có thể được mô phỏng bởi các học sinh khác.

Comments