Tại sao khi cãi nhau chúng ta thường hét to.

Câu chuyện được đề xuất: Tại sao người ta thường hét to khi cãi nhau

Thái độ, hành vi cần thay đổi:

 Giận dữ, thất vọng, xung đột là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống. Với thanh thiếu niên điều này xảy ra thường xuyên hơn. Nó không hẳn chỉ là điều tiêu cực, nó là cơ hội để trẻ học cách giải quyết xung đột, quản lý cảm xúc, một trong những kỹ năng tối quan trọng của cuộc đời.

Dạy trẻ biết cách bộc lộ cảm xúc một cách phù hợp, không la hét, hạ nhục, xúc phạm hay xâm phạm thân thể người khác, đặc biệt là trong những xung đột gia đình là một nhiệm vụ của cha mẹ. Tuy nhiên không phải lúc nào điều này cũng dê dàng được thực hiện. Trái lại, dôi lúc cha mẹ còn làm gương xấu cho con bằng những hành vi không đúng mực trong khi phản ứng với những xung đột như vậy.

Nếu con bạn hoặc chính bạn đang hanh xử một cách nóng nảy, la hét, xúc phạm, cục cằn trong những tình huống xung đột thì câu chuyện này là một gợi ý cho bạn.

Hai bố con đang đi dạo bên bờ sông, cả hai đều bước thành thơi và không nói với nhau câu nào. Bỗng cả hai đều giật mình khi nghe thấy một tiếng hét rất to và sau đó là những lười cãi vã gây ra sự ồn ào rất lớn. Thì ra có một số người trong một gia đình nọ cũng đang đi dạo thì bất ngờ xung đột và hét vào mặt nhau một cách giận dữ.

đôi vơhj chồng cãi nhau


Thấy vậy người cha hỏi con trai: “Tại sao những người trong gia đình kia lại la hét to như vậy?”

-Vì tất cả bọn họ đều đang tức giận thưa cha. Khi tức giận người ta dễ mất bình tĩnh và ứng xử không đúng mực.

- Nhưng cha muốn hỏi tại sao khi tức giận thì người ta lại hét to lên như vậy. Con có thấy không, họ đang đứng trước mặt nhau, thậm chí còn dí sát mặt vào nhau, tại sao họ không thể nói với nhau bằng những câu nói nhỏ hơn?

Con trai gãi đầu, đúng rồi, họ rất gần nhau, sao lại cần nói to thế. Cậu băn khoăn không thể trả lời được.

Người bố vừa đi vừa nhỏ nhẹ giải thích: Lời không chỉ được nghe bằng tai, đặc biệt là những gì thuộc về cảm xúc, nó còn được nghe bằng trái tim. Khi hai người giận nhau, không phải là họ ở xa nhau mà là trái tim họ trở nên xa cách nhau. Và trong trạng thái đó họ không thể nghe thấy nhau nếu không hét lên. Họ càng tức giận thì khoảng cách giữa trái tim họ càng xa và họ sẽ phải la hét to hơn.

Rồi người cha tiếp tục, “Điều gì xảy ra khi hai người yêu nhau? Khi đó họ không cần nói to với nhau. Họ không la hét mà họ nói chuyện thủ thỉ, nhỏ nhẹ, thì thầm nhưng những câu nói đó cứ được nhớ mãi. Đó là bởi trái tim họ đang rất gần nhau"

Và điều gì sẽ xảy ra khi họ bắt đầu yêu nhau quá nhiều? Sau đó, họ thậm chí không nói, họ chỉ nhìn nhau và hiểu người kia đang nói gì.”

- Vâng giờ con đã hiểu rồi. Như vậy những người mà phải lên facebook để hét lên là họ yêu nhau tức là hai trái tim họ rất xa nhau nên mới phải làm như vậy. Còn khi hai người đi bên nhau mà không nói gì, chắc chắn là họ rất yêu nhau.

- Không hẳn như vậy con yêu. Cha xoa đầu con trai. Đôi khi la hét mà chẳng ăn thua, tức là hai trái tim không phải là xa cách nhau nữa mà là chúng hoàn toàn mất liên lạc. Lúc đó họ sẽ chọn cách im lặng để đỡ tốn sức. Hoàn toàn im lặng cũng có thể là dấu hiệu của thự sự mất nhau.

Bài học đạo đức từ câu chuyện.

Khi tức giận, đừng để trái tim mình xa cách. Đừng nói lời nào, điều đó có thể tạo thêm khoảng cách, nếu không sẽ xa đến mức không còn đường quay về.

Comments