Chuyện không chỉ để cười- Sự thật và một mẩu của sự thật

 

“Không có sự thật hoàn toàn; mọi sự thật đều là sự thật một nửa.”

—Alfred North Whitehead

Ngoài biển, một chàng lính hải quân tân binh uống rượu lần đầu tiên trong đời và khi say anh ấy trở nên khá cẩu thả, vô kỷ luật. Ngày hôm sau, anh thấy trong nhật ký chính thức của con tàu, thuyền trưởng ghi: “Hôm nay tân binh X say rượu”.

Chàng tân binh đến gặp thuyền trưởng và yêu cầu chỉ huy của mình ghi thêm rằng đây là lần đầu tiên anh ta uống rượu. “Nếu không,” anh ấy giải thích, “có vẻ như đây là chuyện thường xuyên xảy ra với em thưa chỉ huy, nhưng chắc chắn là không phải vậy!”

“Thật quá tệ,” thuyền trưởng nói, “nhưng cậu hãy chỉ ra tôi viết vào nhật ký có chỗ nào sai không vậy? Nhật ký đó là đúng sự thật nên sẽ không thay đổi.”

Vài ngày sau, khi đến lượt tân binh này có nhiệm vụ viết nhật ký, anh ấy ghi to, rõ rằng vào nhật ký rằng, "Hôm nay thuyền trưởng rất tỉnh táo."

Thuyền trưởng cay lắm, nhưng biết làm sao, anh ta đã viết đúng sự thật.

sư thật và một mẩu của sự thật


BÀI HỌC CUỘC SỐNG

- Chúng ta thường nhầm lẫn, cái đúng và cái chính xác, cái đáng tin. Hãy luôn nhớ, chỉ vì điều gì đó đúng không có nghĩa là nó chính xác. . . hoặc nó kể toàn bộ câu chuyện.

- Bạn có thể thấy câu chuyện này buồn cười, nhưng thực tế mỗi ngày chúng ta đều chứng kiến nó mà không hề thấy buồn cười. Điều tệ hại hơn là hiện nay chúng ta không chỉ nhầm lẫn mà cố tình tin và làm theo những “sự thật” một nửa, một phần tư hay một phần trăm đó. Đó là những quảng cáo trên mọi phương tiện truyền thông, những con số thống kê ấn tượng về phát triển của các tập đoàn, cho đến các video 10-20 giây trên tiktok, reel hay youtube... Chúng không sai, chỉ là nó là những mẩu vụn sự thật trong cả chiếc bánh sự thật khổng lồ. Tất cả sự thật được cắt xén để trở thành những mẩu sự thật, như miếng bơ vừa miệng để những con gà hấp tấp là chúng ta chạy theo và... vào chuồng. 

Bàn luận bên lề

Cố gắng ĐÁNH LỪA mọi người bằng những lời phát biểu TRUNG THỰC được gọi là NÓI NHẢM. Hiện nay nó phổ biến đến mức trở thành một xu hướng, được tạo bởi những tập đoàn khổng lồ và tạo nên những tập đoàn khổng lồ. Mọi người làm điều đó thường xuyên, và một nghiên cứu của Harvard cho thấy rằng mặc dù điều đó là không trung thực nhưng chúng ta vẫn có xu hướng coi đó là điều dễ chấp nhận hơn là nói dối trắng trợn. Dưới đây là năm cách phổ biến nhất mà mọi người NÓI NHẢM 

1. Hái trái Cherry. Họ chọn một số thông tin ủng hộ quan điểm của mình và bỏ qua bất kỳ thông tin nào mâu thuẫn với nó, sau đó trình bày dữ liệu như thể đó là bằng chứng chắc chắn. Điều này nghe có vẻ thuyết phục đối với người nghe—những người hiếm khi đủ quen thuộc với các chi tiết để thử thách nó. Điển hình nhất theo cách này là cách mà các công ty bảo hiểm nhân thọ và tư vấn viên của họ làm với ta, khiến cho các khách hàng ngậm đắng nuốt cay mà không thể làm gì vì họ nói không sai, nói đúng, nhưng chỉ là họ nói không đủ.

2. Định hướng sai. Họ nói sự thật nhưng tránh trả lời câu hỏi.

3. Cường điệu. Họ biến những khác biệt nhỏ thành những khác biệt lớn. Nếu bạn nói đủ nhấn mạnh, người nghe rõ ràng sẽ chấp nhận ý tưởng, chẳng hạn như việc tỷ lệ tham gia giảm (hoặc tăng) 1% (hoặc bất cứ điều gì) là gây sốc. Các chính trị gia luôn làm điều này.

4. Giai thoại. Thay vì sử dụng dữ liệu, hãy kể một câu chuyện; sử dụng kinh nghiệm của ai đó để “chứng minh” quan điểm của bạn. Tất nhiên, trải nghiệm của một người không chứng minh được điều gì, nhưng những thông tin mang tính giai thoại vẫn có sức thuyết phục đối với nhiều người nghe.

5. Trung bình giả mạo. Ví dụ, giả sử có 11 nhân viên làm công ăn lương tại một công ty. Mười người kiếm được 10.000 USD một năm; thứ mười một là chủ sở hữu. . . người kiếm được 500.000 đô la. Mức lương trung bình tại công ty đó là 54.000 USD. Đúng hay sai?

Comments