Ở một làng nọ có cậu bé nổi tiếng khôn ngoan. Câu luon biết sử dụng trí thông minh, tài suy luận và sự thận trọng suy xét của mình để giúp đỡ người khác.
Một
lần nọ, có một người đàn ông đi chợ với con lừa chở hai bao gạo. Một lúc sau,
người đàn ông dừng lại trên đường nghỉ ngơi dưới gốc cây. Anh ta buộc con lừa của
mình gần cái cây đó.
Vì
mệt mỏi người đàn ông này buộc dây một cách qua loa và lỏng lẻo. Khi tỉnh dậy
sau giấc ngủ ngắn, anh không thể tìm thấy con lừa của mình ở xung quanh. Người
đàn ông lo lắng và bắt đầu tìm kiếm con lừa của mình khắp nơi.
Trong
khi đang tìm kiếm con lừa của mình, anh ấy gặp một cậu bé và hỏi: “Bạn có thấy
con lừa của tôi không?”
Cậu
bé trả lời: “Con lừa của ông bị mù mắt trái và bị què chân phải à? Có phải anh
ta đang chở gạo không?”
Người
đàn ông vui mừng vì giờ đây anh ta có thể tìm thấy con lừa của mình và nói:
“Vâng..! Đúng..! đó là con lừa của tôi. Cháu đã thấy nó ở đâu rồi?”
Cậu
bé trả lời: “Cháu chưa thấy nó”.
Người
đàn ông tự nghĩ: “Làm sao cậu bé có thể biết nhiều về con lừa của mình như vậy
mà lại nói là không nhìn thấy nó. Cậu bé này đang nói dối. Và có thể anh ta đã
trộm con lừa của mình.”
Người
đàn ông lại gặng hỏi cậu bé một lần nữa về con lừa của mình rằng cậu đã nhìn thấy
nó ở đâu. Cậu bé vẫn nói với anh rằng mình chưa từng nhìn thấy nó. Người đàn
ông tức giận đưa cậu bé đến gặp trưởng thôn để giải quyết.
Người
đàn ông nói với trưởng thôn rằng cậu bé đã ăn trộm con lừa của mình và hiện từ
chối kể cho ông ta nghe về nơi cất giấu con lừa. Cậu bé vẫn khăng khăng rằng cậu
không nhìn thấy con lừa đó.
Trưởng
thôn lièn hỏi cậu bé: “Cậu bé thân mến, nếu cậu chưa nhìn thấy con lừa thì làm
sao cậu có thể miêu tả nó hay đến thế được?”
Cậu
bé trả lời: “Trên đường đi cháu nhìn thấy dấu vết của con lừa. Bước chân của
con lừa bên phải khác với bên trái và từ đó cháu hiểu rằng con lừa đi qua con
đường đó đang đi khập khiễng, nó bị què một chân”
Sau
đó tôi thấy cỏ bên phải được ăn còn bên trái thì không, từ đó cháu hiểu rằng
con lừa bị mù mắt trái.
Trên
đường có hạt thóc vương vãi trên đường, con lừa đã đi qua. Từ đó cháu hiểu rằng
con lừa chắc chắn đang chở thóc.”
Trưởng
thôn hiểu rằng cậu bé không có tội và khen ngợi sự thông minh của cậu. Người
đàn ông hiểu sai lầm của mình và đi tìm con lừa của mình.
Bài
học:
Cậu
bé trong câu chuyện được cho là có trí tuệ và khôn ngoan vì cậu biết từ những quan
sát của mình sau đó dùng sự suy luận thấu đáo để hiểu toàn bộ câu chuyện. Từ việc
hiểu câu chuyện chính xác cậu có thể giúp người khác giải quyét vấn đề.
Bằng
cách diễn giải những gì mình tư duy một cách mạch lạc cậu đã hóa giải được sự
nghi ngờ
Đó
chính là trí tuệ và khôn ngoan
Câu
chuyện cũng truyền tải thông điệp rằng đừng nhưu người đàn ông kia, vì thiếu trí
tuệ mà vội vàng phán xét người khác, thậm chí là người đang giúp mình.
THÌ THẦM xin giới thiệu
đến các bậc cha mẹ cũng như trẻ em, thành thiếu niên những câu chuyện giáo dục
về đức tính Khôn ngoan- Trí tuệ trong cuộc sống dưới đây. Các bạn cũng có thể
click vào Label “TRÍ TUỆ” để đọc tất cả các câu chuyện trong chủ đề này.
Hãy để lại ý kiến của
các bạn trong phần bình luận như một cách để động viên tôi và hãy chia sẻ nó
đến mọi người nếu thấy hữu ích.
Comments
Post a Comment