Giáo sư tâm lý học ra đề thi bằng một tình huống. Ông yêu cầu các sinh viên của mình hãy tưởng tượng rằng họ đang ở Afghanistan khi quân Taliban vừa chiếm được thủ đô và chiếc máy bay cuối cùng rời Kabul sắp cất cánh. Có quá nhiều người đang tranh giành thậm chí chiến đấu để được lên chuyến bay cuối cùng, cơ hội cuối cùng để đào thoát khỏi đất nước này. Các sinh viên phải thuyết phục người bảo vệ ở bậc thang cuối cùng nơi cửa máy bay rằng họ phải được ưu tiên lên chiếc máy bay cuối cùng đó. Mỗi sinh viên đều đưa ra lời thuyết phục, dọa dẫm hoặc cầu xin cảm xúc nhất có thể. Một người nói rằng cô ấy đang mang thai, người khác nói rằng anh ấy phải đi đàm phán để điều thêm máy bay tới, người khác thì nói ông ấy là sỹ quan cấp tướng người có nhiều quyền lực và công trạng, người thì nói ông ấy nhận được điện thoại từ nội các nước Mỹ yêu cầu có mặt để họp quyết định về tương lai của Kabul. Mọi lời cầu xin đều thất bại.
Cuối
cùng, một sinh viên đứng từ xa hét lên “Tôi phải lên máy bay. Tôi là phi công.”
Tất
cả những người đang tranh giành để lên máy bay đều tránh đường để anh ấy đi, và
tất nhiên là người bảo vệ cũng vậy
Bây giờ bạn đã biết ai đã lên máy bay.
Bài học từ câu chuyện
Chúng ta thường xuyên thất bại khi thuyết phục người khác đơn giản vì chúng ta thường xa đà vào việc thuyết phục họ bằng việc kể ra phẩm chất của chúng ta, vị trí của chúng ta, lý do của chúng ta, câu chuyện của chúng ta và nhu cầu và mong muốn của chúng ta mà quên mất rằng, với bất kỳ ai, cái họ quan tâm nhất đó chính là nhu cầu của chính họ.
Nếu bạn là cha mẹ đã thất bại trong việc thuyết phục con cái thực hiện một việc gì đó, hãy nhìn lại xem bao nhiêu trong số những lý do chúng ta dùng để thuyết phục chúng xuất phát từ mong muốn của chính chúng ta?
Hãy tập trung vào câu chuyện của họ, cảm xúc của họ và quan trọng hơn là lợi ích, nhu cầu của chính họ.
Comments
Post a Comment