Giáo dục đức khôn ngoan, trí tuệ cho trẻ- Câu chuyện về cách tiêu tiền khôn ngoan.

 


Xưa có một người đàn ông rất khôn ngoan và tử tế, ông luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người nên được dân chúng rất yêu quý và nể trọng. Vì tiếng tăm của mình ông được nhà vua mời vào cung và làm bộ trưởng. Vị bộ trưởng này ở cương vị mới càng có cơ hội để dùng tài năng và đức độ của mình để giúp cho triều đình vững vàng, dân chúng ấm no. Nhưng chính vì thế ông bị một vị quan tham nhũng và xảo quyệt, là anh vợ của vua rất thù ghét. Vị quan này đã bày mưu để hạ bệ ông nên đã xúi giục nhà vua đưa ra thử thách với vị bộ trưởng đáng kính.

Nhà vua tin nghe theo lời anh vợ, một hôm ngài gọi vị bộ trưởng vào và đưa cho ông ba trăm đồng tiền vàng và nói: “Hãy tiêu số tiền này theo cách mà ta nhận được một trăm đồng ở đời này, một trăm đồng nữa ở kiếp và không nhận đực đồng nào ở cả kiếp này lẫn kiếp sau”. Nhà vua nói thêm. “Vì nhà ngươi là bộ trưởng nên phải biết tiêu tiền của triều đình một cách khôn ngoan để đạt được mục đích đã định, nên nếu ngươi không làm được việc này ngươi sẽ bị cách chức”

Vị bộ trưởng khôn ngoan của chúng ta đã nhanh chóng nhận ra dã tâm của thử thách này, nhưng không còn cách nào khác nên ông vui vẻ nhận tiền rồi cáo lui.

Ngày hôm sau Bộ trưởng ra ngoài với số tiền đó trong túi. Trên đường đi, ông nhìn thấy một thương gia giàu có đang tổ chức đám cưới cho con trai mình. Bọ trưởng vào tham dự đám cưới và ngay lập tức thương gia đến gặp ông. Bộ trưởng đưa cho thương gia một trăm đồng tiền vàng và lịch sự nói: “Vua tôn kính của chúng ta gửi đến ông những lời chúc tốt đẹp và phước lành cho đám cưới của con trai ông. Xin hãy nhận món quà mà nhà vua gửi tới.”

Vị thương gia giầu có rất đỗi ngạc nhiên và vui mừng. Ông ấy cảm thấy vinh dự khi nhận được món quà từ nhà vua nên đã tạ ơn bộ trưởng rất nhiều và quyết định tặng một số lượng lớn những món quà đắt tiền làm quà đáp lễ cho Hoàng đế.

Tiếp theo, Bộ trưởng đến nơi có người nghèo sinh sống. Ông mua quần áo và thực phẩm bằng một trăm đồng đồng tiền vàng và nhân danh hoàng đế phân phát chúng cho người dân. Ông nói với họ “Nhà vua của cháng ta biêt đến cuộc sống cơ cực của các ngươi nên đã ra tay cứu giúp bằng lương thực và quần áo này. Ngài hy vọng các ngươi tiếp tục vượt qua khó khăn để có cuộc sống tốt đẹp”. Dân nghèo nghe thế thì xúc động lắm và đền ơn nhà vua bằng cách cầu nguyện cho ngài những điều tốt đẹp nhất.

tiêu tiền khôn ngoan


Với một trăm đồng tiền vàng còn lại, bộ trưởng đã tổ chức một buổi hòa nhạc và khiêu vũ cho mọi người.

Ngày hôm sau vị bộ trưởng đáng kính vào cung gặp vua để thông báo rằng mình đã thực hiện xong nhiệm vụ. Nhà vua yêu cầu bộ trưởng trình bày cách ông ấy đã tiêu tiền và giải thích căn kẽ về nó trước mặt tất cả văn võ bá quan trong triều đình.

Bộ trưởng rành mạch trả lời như sau: “Thưa đức vua, 100 đồng tiền vàng đầu tiên tôi đã đưa cho thương gia để làm đám cưới cho con trai ông ấy – và nhà vua đã nhận lại được nhiều hơn thế qua những món quà giá trị mà thương gia gửi tặng lại ngài. Như vậy ngài đã nhận được nó ngay tại kiếp này. 100 đòng tiền vàng thứ hai tôi bỏ ra để mua thực phẩm và quần áo cho người nghèo –họ rất biết ơn ngài và đã cầu nguyện ngày đêm cho ngài, số tiền đó ngài sẽ nhận được nó ở thế giới bên kia. Số tiền tôi bỏ ra cho buổi hòa nhạc – ngài sẽ không nhận được gì cả ngay ở kiếp này và cả ở kiếp sau.”

Nhà vua, các văn võ bá quan và cả anh vợ của vua đều phải trầm trồ khen bộ trưởng tiêu tiền khéo léo và đáp ứng được yêu cầu của nhà vua trước đó. Vua thực sự thấy bộ trưởng khôn ngoan và đức độ nên kể từ đó không bao giờ ngài có ý định sa thải vị bộ trưởng của chúng ta nữa.

Bài học từ câu chuyện.

Người khôn ngoan là người biết cách tiêu tiền để có thể lấy lại được nó ngay trong hiện tại, trong tương lai và không quên cho sự hài lòng của cuộc sống hiện tại.

Số tiền bạn chi cho Bạn bè sẽ được trả lại hoặc được đáp lại dưới một số hình thức khác. Số tiền chi cho Từ thiện sẽ được chuyển đổi thành Phước lành từ Chúa, đây sẽ là Tài sản vĩnh cửu của bạn. Tiền chi cho Niềm vui chỉ bị lãng phí đi nhưng đôi khi vẫn cần tiêu nó để lấy động lực và năng lượng cho cuộc sống nhưng chỉ nên tiêu sau cùng khi đã hoàn thành hai việc kia trước tiên.

Biết cách tiêu tiền như vậy được gọi là có trí tuệ và khôn ngoan.

THÌ THẦM xin giới thiệu đến các bậc cha mẹ cũng như trẻ em, thành thiếu niên những câu chuyện giáo dục về đức tính Khôn ngoan- Trí tuệ trong cuộc sống dưới đây. Các bạn cũng có thể click vào Label “TRÍ TUỆ” để đọc tất cả các câu chuyện trong chủ đề này.

Hãy để lại ý kiến của các bạn trong phần bình luận như một cách để động viên tôi và hãy chia sẻ nó đến mọi người nếu thấy hữu ích.


Comments