Giúp người khác cũng là cứu chính mình- câu chuyện truyền cảm hứng.

 

giup nguoi la cuu minh


Xưa có một ngôi làng yên bình ở vùng trung du phía bắc nơi người dân sinh sống bằng nghề trồng trọt. Ngôi làng nằm trong một thung lũng xanh rộng lớn và được bao bọc bằng những đồi cọ. Xung quanh ngôi làng là những cánh đồng trồng lúa, khoai mỡ, sắn, ngô và các loại rau khác. Ngay bên kia cánh đồng là một con sông sâu mà dân làng gọi là sông Mệ, nghĩa là Mẹ. Con sông cung cấp cho mọi sinh hoạt của người dân, tưới mát ruộng vườn, đàn ông hằng ngày ra sông câu cá, phụ nữ giặt quần áo trên bờ và trẻ em chơi đùa dưới nước. Nhưng vào mùa mưa, sông tràn bờ, người dân lo sợ trước sức mạnh của nó. Vì vậy, tại nơi dòng sông uốn khúc vượt ra ngoài cánh đồng, họ đã xây một con đập kiên cố để ngăn nước.

Có một người đàn ông trong làng tên là Ơn và mọi người thương gọi ông là Bá Ơn. Đó là một người đàn ông nhút nhát, ít nói, vợ đã mất và các con đều đã lập gia đình nên ông đã chuyển lên đỉnh núi nhìn ra thung lũng và sống một mình ở đó. Ở đó, ông đã dựng một túp lều nhỏ và khai hoang một mảnh đất nhỏ để trồng rau. Mọi người trong làng không gặp ông thường xuyên, nhưng họ yêu mến và tôn trọng ông vì ông thường giúp đỡ mọi người khi còn sống ở làng và đơn giản là ông là một người trong ngôi làng đó.

Một năm nọ vào mùa thu hoạch, có những trận mưa lớn bất thường nhưng vụ mùa vẫn tốt tươi và có nhiều việc phải làm vì thế không ai quan tâm đến dòng sông đang cuồn cuộn nước.  Khi Bá Ơn đứng cạnh ngôi nhà của mình trên núi, anh nhận thấy dòng sông đã dâng cao do mưa và nước từ thượng nguồn vẫn đang tiếp tục đổ về. Những dòng nước mạnh mẽ và hun hãn đang đe dọa con đập mỏng manh. Ông ấy biết rằng đến lúc mình có thể chạy về làng để cảnh báo người dân về nguy cơ vỡ đạp. Nhưng vì đã già, sức yếu và đường xa ông sợ rằng không kịp. Lũ trẻ đang đi học tên đồi sẽ an toàn, nhưng còn những người đang ở nhà, đang th hoạch thì sao? Bá ơn nhìn con đập bắt đầu có dấu hiệu của nước thấm qua, ông không biết nên phải làm gì để báo cho dân làng biết…

 Thế rồi một ý tưởng chợt nảy ra trong đầu ông: Ông chạy vội đến túp lều nhỏ lợp bằng lá cọ của mình và đốt nó. Để đám lửa lớn hơn, ông vứt hết tất cả đồ đạc có thể cháy của mình vào trong đống lửa. Khi người dân trong làng nhìn thấy ngôi nhà của Bá Ơn bị cháy, họ nói: "Bá Ơn đang gặp rắc rối. Và Bá chỉ có một mình, nên phải giúp Bá. Vậy là trưởng làng dừng tay thu hoạch chạy về nhà văn hóa rung chuông. Chỉ 5 phút sau tất cả dân làng đã có mặt đông đủ, đàn ông, phụ nữ và trẻ em tất cả chạy lên núi để xem họ có thể làm được gì để giúp ông già. Khi lên đến đỉnh núi, họ không có thời gian để hỏi chuyện gì đã xảy ra - một tiếng nổ lớn lớn phía sau khiến họ quay lại và nhìn xuống thung lũng. Nhà cửa, chùa chiền và mùa màng của họ đang bị dòng sông phá hủy, con đập đã vỡ và làm ngập lụt thung lũng.

Mọi người bắt đầu khóc lóc và rên rỉ vì mất mát, nhưng Bá Ơn đã an ủi họ. “Đừng lo lắng,” ông nói. "Hãy nhìn khu khai hoang của tôi ở đây, đất mới và cao ráo nên năm nay được mùa lớn. Nó đủ để chúng ta có thể chia sẻ cùng nhau trong khi xây dựng một ngôi làng mới."

Mọi người ngồi quây quần bên đống lửa của túp lều cháy nhìn nhau và họ bắt đầu thôi than khóc. Họ nắm tay nhau, nắm tay Bá ơn và bắt đầu cười và hát những bài hát về tình hàng xóm láng giềng. Và hơn ai hết họ hiểu rằng khi họ bỏ tất cả ở sau lưng đến đến giúp đỡ một người bạn, họ đã tự cứu chính mình.

Comments