Ứng xử với những nguyên tắc, nghi thức truyền thống trong cuộc sống ngày nay.

Trong cuộc sống hằng ngày ở mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, mỗi cộng đồng, mỗi tôn giáo, mỗi nền văn hóa và trong mỗi gia đình đều có những nguyên tắc, những nghi thức mà chúng ta gìn giữ như một giá trị truyền thống, giá trị gia đình với mong muốn nó tồn tại mãi với thời gian. Những nguyên tắc, nghi thức truyền thống đó được gìn giữ, bảo vệ để  có thể phát huy như sợi dây, cây cầu kết nối các thế hệ, truyền qua các thế hệ và trường tồn mãi mãi. Nó tồn tại ở mọi lĩnh vực, khía cạnh của đời sống từ trang trọng như những nghi thức tôn giáo, tâm linh được mặc khải cho đến những điều giản dị như bữa ăn, cách rán cá. Chúng thực sự đã đi vào cuộc sống của chúng ta.

Nhưng cũng phải nhìn thẳng vào sự thật, không phải bao giờ, lúc nào những nghi thức đó, nguyên tắc đó, giá trị đó cũng nhận được sự đón nhận một cách hồ hởi từ người trẻ. Và cũng không phải lúc nào các thế hệ đi trước cũng có thể hiểu và làm cho lớp trẻ hiểu về giá trị cốt lõi của chúng. Và vì thế có những xung đột đã xảy ra. Và thật chớ trêu, nghi thức, nguyên tắc, giá trị truyền thống- sợi dây kết nối lại là nguồn cơn của những chia rẽ, bất hòa và đổ vỡ mối quan hệ giữa các thế hệ.

Cần ứng xử như thế nào với những nguyên tắc, nghi thức, giá trị truyền thống đó để nó thực sự là giá trị???

Thì thầm xin giới thiệu 2 câu chuyện sau đây như một đề xuất về vấn đề đó, cái mà mọi gia đình có thể thấy mình trong đó…

 1. Luật Đào và sự chia rẽ thế hệ.

nguyên tắc, nghi thức và cuộc sống


Một dân tộc nọ coi đào như một thứ trái cây hảo hạng nhất cho sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Rồi thế sự xoay vần, họ phải từ bỏ vùng đất mầu mỡ của mình lang bạt đến một vùng sa mạc khô cằn để tạo lập cuộc sống mới. Và họ đã mang theo giống đào của mình đến đó để tiếp tục trồng nó. Với họ, trái đào là sự gắn kết dân tộc, gắn kết thế hệ để xây dựng nên một cộng đồng mạnh mẽ. Nhưng ở vùng đất sa mạc khô cằn này, đào rất khó phát triển và trở nên khan hiếm. Một số người thánh thiện trong cộng đồng đó đã tạo nên một nguyên tăc gọi là Luật Đào và biến nó thành một điều mặc khải để thực hiện:  'Mỗi người không được ăn quá hai quả đào mỗi ngày.' 

Dân tộc đó mỗi ngày dần thích nghi với cuộc sống trên sa mạc. Họ dùng trí tuệ, sức mạnh của mình để cải tạo sa mạc theo thời gian. Rồi nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật họ đã biến sa mạc thành một khu vực có thể trồng trọt dễ dàng. Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, đào mọc nhiều đến nỗi rụng khỏi cây và thối rữa trên mặt đất.

Chính vì vậy có một số người đã lén lút ăn hơn hai quả đào mỗi ngày và họ cảm thấy tội lỗi. Cũng có những người khác cũng ăn nhiều hơn hai quả đào một ngày nhưng không cảm thấy áy náy nên họ không giấu giếm hành động này. Giới trẻ rất thích ăn đào và bắt đầu cảm thấy việc mỗi ngày chỉ được ăn hai trái đào trong khi đào rất nhiều và bị bỏ đi một cách lãng phí là rất vô lý. Họ bắt đầu nổi dậy chống lại Luât Đào. Nhưng những người thánh thiện vẫn quyết tâm giữ luật vì họ cho rằng nó đã được Chúa mạc khải. Và để giữ điều mặc khải thiêng liêng đó tất cả những người trẻ tuổi dám tuyên bố:  'Ăn nhiều hơn hai quả đào một ngày cũng được' đã bị trừng phạt.

Và khoảng cách thế hệ trong cộng đồng họ ngày càng xa cách bởi những trái đào.

Một chút suy nghĩ về câu chuyện.

Không chỉ trong một cộng đồng rộng lớn, trong mỗi gia đình chúng ta cũng có những nguyên tắc, những giá trị mà chúng ta gìn giữ bao đời dù rằng đôi lúc ta không biết được hoàn cảnh ra đời của nó. Hãy suy nghĩ nghiêm túc về nó bằng những câu hỏi.

Liệu quy tắc đạo đức của riêng bạn có phù hợp với lý trí không?

Nó có hiệu quả trong thực tế hay nó mang lại nhiều căng thẳng nội tâm hơn là hòa bình?

Nó có làm cho bạn trở thành một người ít yêu thương hơn, ít hạnh phúc hơn không?

Nó đi ngược lại lẽ thường ở đâu, và nếu có, bạn giải quyết điều đó như thế nào?

2. Con mèo của Đạo sư

nghi thức và cuộc sống


Thủa xa xưa có một vị Đạo sư nổi tiếng có rất nhiều đệ tử, ngài yêu mèo và có nuôi một con mèo trong đạo tràng của mình. Vì con mèo rất hiếu động nên mỗi khi vị Đạo sư ngồi xuống để thờ phượng vào mỗi buổi tối, con mèo thường đi lại, chạy nhảy khiến cho Đạo sư và các đệ tử của mình bị đánh lạc hướng và phân tâm. Vì vậy, Đạo sư đã ra lệnh buộc con mèo lại vào mỗi buổi thờ phượng. Mỗi khi con mèo vì quên bị buộc lại mà chạy nhảy qua lại giữa buổi thờ, những đệ tử sẽ bị quở trách rất nặng. Và vì thế dần dần buộc mèo là việc đầu tiên các đệ tử làm trước mỗi buổi thờ.

Sau khi đạo sư qua đời, con mèo tiếp tục bị buộc trong buổi thờ cúng buổi tối. Và khi con mèo đó chết đi, một con mèo khác được mang đến đạo tràng để nó có thể được buộc lại đúng cách trong buổi thờ phượng buổi tối.

Nhiều thế kỷ sau, các chuyên luận uyên bác đã được viết bởi các đệ tử uyên bác của đạo sư về ý nghĩa của nghi thức buộc một con mèo trong khi tiến hành thờ cúng. Các chuyên luận đã đi sâu phân tích để chỉ ra những ý nghĩa sâu xa, huyền bí và tôn nghiêm của nghi thức buộc mèo này để khẳng định đó là một nghi thức quan trọng không thể bỏ qua.

Và ngày nay, trong mỗi gia đình hiện nay, dù không biết đến đạo giáo là gì, ngay cả khi không có nghi thức buộc mèo trong các buổi tế lễ thì việc một con mèo bất ngờ chạy qua trước mặt mọi người khi đang tế lễ cũng được coi là một điềm đáng sợ, một sơ sót không thể bỏ qua của những người tổ chức buổi lễ này.

Một chút suy nghĩ về câu chuyện.

Hãy cẩn thận đừng quá bị ám ảnh bởi việc lặp lại các nghi lễ tôn giáo chỉ vì mục đích riêng của nó. Có thể xảy ra trường hợp chúng ta quá chú ý đến những thứ bên ngoài đến mức đánh mất những điều cốt yếu. Tôn giáo và truyền thống có thể mang lại cho chúng ta sự an toàn và tự mãn giả tạo. Có thể hữu ích khi nhớ rằng không phải việc buộc con mèo vào cột đã từng đưa ai đó đến sự siêu việt, mà chỉ là mong muốn thường xuyên của một cá nhân tìm kiếm để trải nghiệm lòng từ bi vĩnh cửu của thần thánh. Tính linh hoạt cũng cần thiết cho thần tính cũng như kỷ luật.

Câu chuyện về con mèo của đạo sư là một sự khích lệ và mời gọi xem xét lại những gì chúng ta làm theo thói quen và đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta làm những việc chúng ta làm? Tại sao chúng ta nói những gì chúng ta nói? Tại sao chúng ta sử dụng những gì chúng ta sử dụng? Những gì chúng ta đang làm ngày nay có còn phù hợp và hữu ích không? Những gì chúng ta đang làm hàng ngày có còn đạt được những gì dự định ban đầu không? Hoặc có lẽ nó đang trở thành sự xao lãng, lộn xộn, bối rối… con mèo của một đạo sư khác?


Comments