Những câu chuyện giúp chúng ta phá vỡ sự ảo tưởng về mình- đau nhưng cần thiết.


Ở một mức độ nào đó, nhiều hay ít, tất cả chúng ta đều sống không đúng với danh tính của mình, cái thực sự là chúng ta. Đó có thể là chúng ta không nhận thức đúng về danh tính, nhầm lẫn danh tính, nhưng cũng có thể là chúng ta không chấp nhận danh tính thực sự của mình. Đó là khi ở một mức độ nào đó, chúng ta sống trong sự phủ nhận, tự lừa dối bản thân về việc mình là ai, mình có gì và thực sự mình đang làm gì. Vì vậy, câu hỏi không chỉ là liệu bạn có đang tự lừa dối mình hay không mà còn là nó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn đến mức nào và như thế nào.

Những câu chuyện mà thitham.blog giới thiệu sau đây sẽ khiến bạn nhận ra những điều đó, những sự tự lừa dối, ảo tưởng và ảnh hưởng của nó đến đời sống của bạn, đặc biệt nó cản trở đế sự phát triển cá nhân bạn như thế nào. Điều đó có thể gây ra những sự đớn đau cho bạn, nhưng đó là sự đớn đau cần thiết để tỉnh cơn mê và đón chào ánh sáng của sự thức tỉnh, của cuộc sống mới.

Những câu chuyện này cũng thích hợp để bạn có thể kể cho con bạn, đọc cùng con bạn hay giới thiệu để con bạn đọc nó. Đó là những liều thuốc đắng nhưng cần thiết, đặc biệt với thanh thiếu niên, những người đang trong quá trình hình thành danh tính và có nguy cơ ảo tưởng và nhầm lẫn danh tính cao nhất

Mời các bạn đọc, hãy để lại ý kiến của bạn về chủ đề này, chia sẻ nó nếu bạn thấy hữu ích. Mỗi lượt chia sẻ hay bình luận của bạn là một sự khích lệ cho tôi để có thể làm tốt hơn nữa.

Câu chuyện số 1. Ta không thể là kẻ thất bại.

Một lần nọ, có hai người ăn xin ngồi tựa lưng vào gốc cây xà cừ già nhìn xuống dòng sông tô lịch hôi hám. Họ thực sự mệt mỏi sau một này lang thang khắp ngang cùng ngõ hẻm, từ cổng trung tâm thương mại sang trọng đến các quán nhậu bình dân, từ cổng trường học đến bến xe. Một anh chàng mải mê kiểm đếm những gì đã xin được còn anh còn lại thì ngả lưng vào gốc cây, buông thõng hai tay mệt mỏi và chán nản. Anh ta than thở với bạn mình bằng một giọng ảo não trong khi còn không buồn nhìn vào bạn mình. “cuộc sống ngày càng khó khăn, công việc ăn xin này đúng là một cực hình. Tôi tự hỏi mình đã được những gì sau những đêm trên ghế đá công viên hay trên vỉa hè lạnh giá; lê lết khắp nơi, luôn lẩn tránh cảnh sát; bị đuổi từ thị trấn này sang thị trấn khác và tự hỏi bữa ăn tiếp theo của mình sẽ đến từ đâu; lang thang khắp nơi không mong muốn, bị đồng loại khinh miệt…”

phá vỡ ảo tưởng về mình


Giọng anh ta nhỏ dần khi anh ta thở dài nặng nề.

- Chà, sao bạn cứ than thở mãi thế- người ăn xin thứ hai nói. Nếu đó là điều bạn cảm thấy, tại sao bạn không đi tìm cho mình một công việc nào đó khác đi?”

Người ăn mày đầu tiên ngồi bật dậy, nhìn anh bạn ăn mày của mình rồi nghiêm khắc nói.

- Cái gì! Anh bảo tôi bỏ nghề sao? Anh bảo tôi chuyển nghề khác và thừa nhận với thế giới rằng tôi là kẻ thất bại sao?” người ăn xin đầu tiên nói- Thật là một sự hèn nhát, điều đó không phải là tính cách của tôi.

Bài học cuộc sống từ câu chuyện.

Bạn có thể cười lớn vì người ăn mày này, nhưng hãy khoan, hãy nhìn lại những người xung quanh bạn và có thể là chính bạn. Bạn có thấy họ than thở về công việc của mình không? Vất vả, độc hại, nguy hiểm, không nhận được sự đánh giá cao, lương thấp và có khi là bị khinh thường. Nhưng vì lý do tương tự như người ăn mày nói trên, nhiều người đã chọn sai nghề nhưng không muốn thay đổi nó vì cảm thấy người khác sẽ coi họ là kẻ thất bại. Và cứ thế họ bám giữ nó và tiếp tục chán nản, phàn nàn…

Nếu, giống như anh chàng trong câu chuyện đùa, bạn là nô lệ cho sự ảo tưởng của mình và tin tưởng một cách sai lầm rằng bạn đã đạt được vị trí mình mong muốn, điều đó có thể đang cản trở sự phát triển cá nhân của bạn. Vì vậy, hãy thách thức nhận thức của bạn. Hãy cố gắng nhìn nhận cuộc sống của bạn như nó thực sự là như thế nào - và sau đó học cách chấp nhận nó. . . hoặc thay đổi nó.

 

Câu chuyện số 2. Chàng nghệ sỹ xiếc voi.

Một diễn viên xiếc thất nghiệp đến phòng khám của bác sĩ.

Anh muốn khám gì?” bác sĩ hỏi.

Người đàn ông xắn tay áo lên và cho anh ta xem một những tổn thương khủng khiếp bao phủ toàn bộ cánh tay, từ nách đến đầu ngón tay. "Ồ!" bác sỹ nói. “tại sao anh lại có thể bị viêm da khủng khiếp đến như vậy?”

 

nghệ sỹ xiếc voi


“Ồ, thưa bác sĩ, tôi có việc làm ở rạp xiếc. Chuyên môn của tôi là xiếc thú, cụ thể là voi. Ngoài công việc chính ra, mỗi tuần tôi phải dọn chuồng voi 6 ngày, mỗi ngày 8 tiếng. Vì thế nên tôi thường phải tiếp xúc với phân voi, có những lúc phân ngập đến mắt cá chân. Và nếu điều đó vẫn chưa đủ tệ, đôi khi voi bị táo bón và tôi phải thụt tháo cho chúng. Bác sỹ biết rồi đấy, cánh tay tôi thường phải nằm sâu trong hậu môn của nó có khi đến tận nách”, người đàn ông trả lời. “Đó là lý do tôi bị viêm nhiễm thế này.”

“Đó là một công việc khủng khiếp!” bác sĩ nói. “Vì Chúa, tại sao bạn không tìm công việc khác?”

"Cái gì? Anh nghĩ tôi phải từ bỏ sân khấu xiếc, từ bỏ nghiệp diễn của tôi ư. Không đời nào, nghệ sỹ xiếc là niềm đam mê, là cuộc đời của tôi!

Bài học cuộc sống từ câu chuyện.

Bạn có thấy hình ảnh mình trong người “nghệ sỹ xiếc thú” kia không? Chắc chắn là không rồi, nghệ sỹ xiếc voi giờ hiếm lắm. Nhưng có thể bạn cũng đang hót phân ngựa và tự lừa dối mình rằng ta đang là một kỵ binh.

Bạn có đang làm công việc khó khăn, vất vả, không được ghi nhận thành quả, chịu nhiều áp lực, lương thấp và không xứng đáng với năg lực của bạn không? Bạn có phàn nàn về điều đó không? Nhưng bạn vẫn bám trụ với nó đến tận bây giờ và có lẽ đến hết cuộc đời nghề nghiệp của bạn. Lý do để bạn bấu víu lấy nó, bám trụ ở đó là bởi đó là công việc cao quý, được tôn vinh, không thế mà quốc tế có ngày tôn vinh nó, đất nước có cả một ngày để ghi nhớ nó, nó gian khổ, vất vả nhưng nếu ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai??? Và đó là tất cả lý do để bạn không từ bỏ, tiếp tục chịu đựng và tiếp tục phàn nàn…

Nếu, giống như anh chàng trong câu chuyện đùa, bạn là nô lệ cho sự ảo tưởng của mình và tin tưởng một cách sai lầm rằng bạn đã đạt được vị trí mình mong muốn, điều đó có thể đang cản trở sự phát triển cá nhân của bạn. Voltaire đã nói  “Bộ não con người là một cơ quan phức tạp với sức mạnh tuyệt vời giúp con người tìm ra lý do để tiếp tục tin vào bất cứ điều gì anh ta muốn tin.” Vì lẽ đó thay đổi nó là điều rất khó. Hãy thách thức nhận thức của bạn. Hãy cố gắng nhìn nhận cuộc sống của bạn như nó thực sự là như thế nào - và sau đó học cách chấp nhận nó. . . hoặc thay đổi nó.

 

Câu chuyện số 3. Bắn chết gấu bằng chiếc ô.

“Rủi ro đầu tiên và khó khăn nhất mà chúng ta có thể gặp phải là thành thật với chính mình.”

—Walter Anderson

Một người đàn ông tám mươi tuổi đến phòng khám của bác sĩ để kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm.

Bác sĩ hỏi anh cảm thấy thế nào. “Chưa bao giờ tốt hơn,” người đàn ông trả lời. “Tôi mới cưới một cô vợ hai mươi tuổi và cô ấy đang mang thai đứa con của tôi. Ông nghĩ sao về điều đó thưa bác sĩ?”

Bác sĩ suy nghĩ một phút rồi nói: “Để tôi kể cho ông nghe một câu chuyện. Anh rể của tôi là một thợ săn cuồng nhiệt. Một ngày nọ, anh ta vội đi săn đến nỗi vô tình chộp lấy một chiếc ô thay vì khẩu súng trường. Trong lúc anh đi lang thang trong rừng thì một con gấu xám đột nhiên xuất hiện trước mặt anh ấy. Anh ta nhanh chóng giơ chiếc ô lên, chĩa vào con gấu và bóp chặt tay cầm”

“Sau đó chuyện gì đã xảy ra?” ông già hỏi.

“Chà,” bác sĩ nói, “tin hay không tùy bạn, con gấu đã ngã chết trên mặt đất.”

"Không thể nào!" ông già kêu lên. “Chắc chắn có ai đó đã bắn con gấu.”

“Chính xác. Đó cũng là suy nghĩ và quan điểm của tôi,” bác sĩ trả lời.

Bàn luận bên ngoài câu chuyện

Có sự khác biệt lớn giữa việc tự tin và việc lừa dối chính mình. Có thể khó để nhận ra cái nào là cái nào, nhưng điều cần thiết là phát triển khả năng phán đoán quan trọng đó. Trải nghiệm hạnh phúc thực sự thường phụ thuộc vào việc có những kỳ vọng hợp lý.

Để giữ cho kỳ vọng của bạn hợp lý:

1. Bắt đầu bằng cách hỏi chúng là gì. Đôi khi chúng ta có một ý tưởng mơ hồ về điều gì đó chúng ta mong đợi, nhưng vẫn chưa thực sự xác định được nó. Nếu bạn có thể diễn đạt rõ ràng mong đợi của bạn, việc đánh giá chúng sẽ dễ dàng hơn nhiều.

2. Hãy tự hỏi chúng đến từ đâu. Kỳ vọng đó dựa trên kinh nghiệm và quan sát hay bạn chỉ bịa ra chúng? Hãy trung thực về nó. Nếu có khoảng cách giữa những gì bạn biết sẽ xảy ra trong thế giới thực và những gì bạn hy vọng sẽ xảy ra thì có lẽ đã đến lúc bạn phải điều chỉnh những kỳ vọng của mình.

3. Chia sẻ chúng. Nếu kỳ vọng của bạn liên quan đến người khác, họ có biết về điều đó không? Chúng ta thường đặt kỳ vọng vào người khác rồi “quên” nói với họ – một công thức dẫn đến thất bại. Kiểm tra với các đối tác tiềm năng trước khi mọi việc đi xuống; chia sẻ suy nghĩ và xem họ có muốn tham gia không.

4. Nhận phản hồi. Hãy cùng bạn bè của bạn để có nhiều cách nhìn hơn giúp đánh giá xem kỳ vọng của bạn có hợp lý hay không. Hỏi họ nghĩ gì. Nếu họ bật cười khi nghe những gì bạn mong đợi từ cuộc sống, đó có thể là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn cần phải đánh giá lại.

 

Câu chuyện số 4. Tại sao chúng ta lại ở đây?

Ngày xưa có một chú lạc đà con sống với mẹ. Một ngày nọ, cô hỏi mẹ: “Tại sao lạc đà lại có bướu?”

Lạc đà mẹ mỉm cười và trả lời: “Là động vật sa mạc, chúng ta cần dự trữ nước để có thể tồn tại trong thời gian dài mà không cần uống nước”.

Lạc đà con suy nghĩ một lúc rồi hỏi: “Được rồi, tại sao chân của chúng ta dài và bàn chân to, tròn và mềm?”

Người mẹ trả lời: “Đôi chân dài của chúng ta giúp chúng ta tránh xa mặt cát nóng bức và bàn chân to mềm mại giúp chúng ta không bị lún xuống cát. Bằng cách này chúng ta có thể di chuyển quanh sa mạc tốt hơn bất kỳ ai khác!”

Lạc đà con sau đó hỏi: “Mẹ ơi, tại sao chúng ta có lông mi dài?”

Lạc đà mẹ trả lời: “Lông mi dài và dày của con sẽ bảo vệ mắt con khỏi cát sa mạc khi gió thổi vào.”

Lạc đà con nhìn mẹ rồi lẩm bẩm: “Con hiểu rồi. Vì vậy, cái bướu dùng để trữ nước khi chúng ta ở sa mạc, đôi chân dùng để đi qua sa mạc và những chiếc lông mi này bảo vệ mắt ta khỏi cát sa mạc.”

Lạc đà mẹ dui dụi vào chán con mình và gật đầu.

Lạc đà con bối rối hỏi: “Nếu Chúa ban cho chúng ta nhiều tài năng đến thế để sống ở sa mạc thì tại sao chúng ta lại ở trong Sở thú?”

Lần này lạc đà mẹ chỉ biết nhìn con rồi cúi xuống không nói nên lời.

tại sao chúng ta lại ở đây


Bài học từ câu chuyện.

Câu chuyện về chú lạc đà con dạy về tầm quan trọng của việc sống và làm việc trong môi trường mà bạn có thể phát huy tốt nhất thế mạnh bẩm sinh của mình. Kỹ năng, kiến ​​thức, tài năng, khả năng và kinh nghiệm của bạn chỉ có ích nếu bạn ở đúng nơi, đúng lĩnh vực mà bạn có thể sử dụng chúng một cách thích hợp.

Bạn không thể phát triển hoặc nổi trội trong một môi trường hạn chế tiềm năng của bạn. Khi các tiềm năng không được phát huy giá trị nó không những trở nên vô giá trị mà thậm chí còn cản trở cuộc sống bình thường của bạn bằng cách khiến bạn cảm thấy thất vọng, chán chường và buông xuôi.

 Đừng tự hào với những gì mình có khi mà bạn không thể sử dụng nó một cách thực tế. Nó sẽ chẳng là gì cả, đừng trưng nó ra, đừng biến nó thành đồ ăn để thi thoảng mang ra gặm lại, những ánh hào quang tưởng tượng đó không khiến cái dạ dày của bạn bớt sôi lên. Nó nên là một nỗi đau, một sự nhức nhối để có thể khiến bạn thực sự hành động để thay đổi.

Câu chuyện này cũng có thể giúp cha mẹ dạy trẻ tầm quan trọng của việc tìm ra điểm mạnh và niềm đam mê của mình và sử dụng chúng theo những cách có ích. Câu chuyện cũng có thể là bài học cho chính các bậc cha mẹ khi cố định hướng, gò ép con theo những môi trường đã định theo ý của mình bất chấp môi trường đó có phù hợp và phát huy hết tiềm năng của con hay không.

 

Câu chuyện số 5. Anh có biết tôi là ai không?

Do thời tiết rất xấu, nhiều chuyến bay trong và ngoài nước bị hoãn. Tại quầy sân bay có một hàng dài người chờ được đặt lại vé, và nhân viên tại cổng đang cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu của mọi người. Hầu hết khách hàng đều kiên nhẫn chờ đến lượt. Nhưng một quý ông đã tiến lên phía trước hàng và nói rằng ông ấy phải lên chuyến bay tiếp theo vì ông ấy có một cuộc họp quan trọng cần tham dự. Người an ninh sân bay lịch sự giải thích rằng ông ta phải đợi đến lượt mình, rằng trước mặt ông ta có rất nhiều người. Ông ta tiếp tục nài nỉ và cuối cùng hỏi với giọng điệu rất khoa trương "Cậu có biết tôi là ai không?"

Không bỏ lỡ một nhịp nào, người an ninh sân bay dày dạn kinh nghiệm chộp lấy micro và thông báo trước đám đông: “Chú ý! Chú ý! Có ai ở đây biết người đàn ông này là ai không? Ông ấy đang không biết mình là ai. Ông ta dường như đã mất đi danh tính của mình!  Người đàn ông bị xúc phạm và ngay lập tức phản công bằng câu "Láo toét, Rồi ngươi sẽ phải trả giá”.  Người an ninh sân bay rất bình tĩnh trả lời: “Thưa ông, ông cũng sẽ phải đi đến cuối hàng để làm điều đó. Có rất nhiều người ở phía trước của ông!

Cả đám đông vỗ tay vang dội.

anh có biết tôi là ai không


Vài suy nghĩ từ câu chuyện

Những câu chuyện như thế này bạn gặp hằng ngày phải không, và cái kết có thể không hoàn toàn giống câu chuyện này nhưng nó thường là na ná thế về mặt bản chất. “mày biết bố mày là ai không?”, “anh biết tôi là ai không?”; “biết bố mày là ai không?” có thể được phát ra từ đứa trẻ con, gã thanh niên, chàng lái xe, ông bảo vệ chứu chưa hẵn chỉ là quan chức, doanh nhân hay người giàu tiền bạc hay quyền lực.

Đừng ảo tưởng, bạn là ai, bạn quan trọng như thế nào, nó chỉ có ý nghãi với duy nhất bạn. Người trả lời cho câu hỏi đó là chính bạn chứ không phải ai khác. Khi bạn ảo tưởng mong muốn rằng bạn cần được nhận được sự tôn trong tuyệt đối từ người khác, cái bạn nhận được không gì khác ngoài sự giận dữ và thất vọng.

Và vì lẽ đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ta thấy cơn thịnh nộ trên đường, cơn thịnh nộ trên không, cơn thịnh nộ trên mạng, cơn thịnh nộ về giới tính, cơn thịnh nộ trong nội thành, cơn thịnh nộ ở siêu thị! Tại sao lại có một lượng cơn thịnh nộ lớn như vậy?

Nó bắt nguồn từ đâu?

Tất nhiên, kiểu mỉa mai được mô tả trong câu chuyện có thể khiến bất kỳ hãng hàng không nào phá sản khá nhanh, nhưng tiếng vỗ tay từ đám đông cho thấy mọi người rất phấn khích khi sự kiêu ngạo không được khen thưởng. Và đó không phải là lý do khiến nhiều người nổi giận sao? Kiêu ngạo, tự cho mình quyền, và ngưỡng thất vọng thấp?

Tất nhiên hành động của nhân viên sân bay là thiếu kiên nhẫn và nó rất có thể gây họa cho anh ấy và cả hãng hàng không. Và tất nhiên sẽ có cách khác phù hợp hơn.

Hãy bớt ảo tưởng, hãy nhẫn nại và khiêm tốn để bảo vệ chính mình!


Comments