Giáo dục trẻ qua những câu chuyện Phật giáo (phần 5)- Tập trung và Nỗ lực liên tục.

 

tập trung nỗ lực liên tục câu chuyện phật giáo


Câu chuyện số 1. Thầy chỉ là cái Chuông.

Một tu sĩ trẻ có quyết tâm cao nhưng tính hay sốt ruột muốn học mọi thứ cùng một lúc. Một ngày nọ, anh ta phàn nàn với bạn mình rằng thầy mình không dạy mọi người theo cùng một cách, luôn có sự phân biệt trong đó. Sư phụ đi ngang qua và nghe thấy điều đó. Thầy ân cần hỏi người học trò của mình: "Chàng trai trẻ, con muốn biết điều gì?". Tu sỹ trẻ trả lời: “Thưa sư phụ, con cảm thấy rằng Thầy dạy cho những người khác nhiều hơn con. Tại sao vậy?" Sư thầy mỉm cười và đáp: “Con hãy nghĩ về ta như một quả chuông. Nếu con gõ nhẹ vào ta và con sẽ nhận được một tiếng kêu nho nhỏ. Nếu con đánh mạnh vào ta, và con sẽ nhận được một tiếng chuông lớn, vang dội.” Học trò chưa hiểu ý thầy nên băn khoăn hỏi lại, “Thưa sư phụ, điều đó có ý gì ạ?” Sư phụ giải thích, “Một cái chuông không thể tự kêu cũng như một giáo viên không thể tự dạy. Giáo viên chỉ là phương tiện để đạt được tri thức. Dù giáo viên có tốt đến đâu, thì việc học trò học dược bao nhiêu tuỳ thuộc vào sự cố gắng của chính học trò ấy. Chuông không thể rền vang làm thức tỉnh ai nếu chỉ có những cú gõ nhẹ hời hợt bên ngoài”

 Chàng tu sĩ trẻ cuối cùng đã hiểu ra và không còn phàn nàn nữa. Tất cả phụ thuộc vào nỗ lực của chính mình thôi.

Bài học: Bạn càng nỗ lực nhiều thì kết quả càng tốt.


Câu chuyện số 2: Bởi vì tôi ở đây.

Một vị sư già đang quét sân trong một tu viện dưới ánh nắng thiêu đốt. Một vị sư trẻ đi ngang qua nhìn thấy vị sư già như vậy thì lấy làm ái ngại lắm. Vị sư trẻ hỏi: “Ông bao nhiêu tuổi?” Vị sư già trả lời: “Tôi 77 tuổi rồi.” “Ông đã quá già để làm việc. Tại sao ông lại làm việc chăm chỉ như vậy trong khi ông nên nghỉ ngơi? vị sư trẻ hỏi. “Bởi vì tôi ở đây,” vị sư già trả lời. “Tại sao ông lại làm việc dưới ánh nắng thiêu đốt như vậy?” vị sư trẻ hỏi. “Bởi vì mặt trời ở đó,” vị sư già nói.

Vị sư trẻ nhận ra rằng vị sư già rất khôn ngoan. Ngài đang dạy vị sư trẻ rằng dù có nỗ lực đến đâu, chúng ta cũng phải luôn làm việc với sự tập trung và cẩn thận. Nếu chúng ta đặt cả trái tim và tâm hồn vào từng nhiệm vụ và làm mọi việc mà không phàn nàn, chúng ta có thể đạt được mục tiêu của mình.

Đạo đức: Thực hiện nhiệm vụ của mình với trách nhiệm và sự cam kết trọn vẹn bất chấp lý do.


Câu chuyện số 3. Mọi chuyện sẽ qua thôi.

Xưa có một vị sư nổi tiếng nên rất nhiều đệ tử đã thực tập thiền định dưới sự hướng dẫn của ngài. Một ngày nọ, một đệ tử của nhà sư đến gặp ông và nói: “Con không thể hành thiền đúng cách. Con cảm thấy mất tập trung. Đôi khi, chân con bắt đầu đau nhức hoặc đôi khi con ngủ quên. Con không thể tập trung được. Con nên làm gì?"

Nhà sư mỉm cười với anh ta và nói: “Mọi chuyện sẽ qua thôi.”

Người học trò bối rối nhưng vẫn quay lại thiền định. Một tuần sau, người học trò quay lại gặp nhà sư và nói: “Con cảm thấy thật tuyệt vời. Con đã có thể thiền đúng cách. Con cảm thấy bình yên, thức tỉnh và thật sống động. Con đã có thể tập trung tốt.” Nhà sư lại mỉm cười với người học trò và nói: “Mọi chuyện cũng sẽ qua thôi”.

Cậu học sinh hiểu rằng cuộc sống thay đổi từ phút này sang phút khác. Không có gì là mãi mãi ổn định, sự khó khăn cũng qua và sự thành công cũng sẽ qua đi. Và vì thế anh chỉ cần tập trung, chăm chỉ, kiên nhẫn và luôn bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.

Đạo đức: Cuộc sống luôn thay đổi; không có gì là vĩnh viễn.

 

Câu chuyện số 4. Mục tiêu và con đường.

Một chàng thanh niên một lần tìm đến đạo tràng của thầy và dãi bày: “Thưa thầy, con rất tâm huyết nghiên cứu nghệ thuật thiền định. Con sẽ mất bao lâu để thành thạo nó?” Nhà sư thản nhiên trả lời: “Mười năm.” Cậu thanh niên trở nên mất kiên nhẫn. Anh ấy nói: “Mười năm thì quá dài. Con muốn làm chủ nó sớm hơn thế. Con cam kết sẽ làm việc rất chăm chỉ. Con sẽ luyện tập với thời gian gấp đôi mỗi ngày. Vậy con sẽ mất bao lâu?” Nhà sư suy nghĩ một lúc rồi nói: “Hai mươi năm”. Cậu thanh niên bối rối. “Không phải con sẽ giảm thời gian đến đích nếu con tăng gấp đôi thời gian luyện tập sao?” cậu sinh viên hỏi. Nhà sư mỉm cười và nói: “Nếu con dành thời gian chỉ để nhìn vào đích đến thì còn thời gian đâu để con nhìn thấy con đường để đến đích hả con?”

 

Bài học: Học tập là quá trình chứ không phải là kết quả cuối cùng. Hãy kiên nhẫn và tập trung hoàn toàn vào hiện tại, bạn sẽ đến đích.


Comments