Câu chuyện số 1: Làm dịu tâm trí
Một lần nọ, một đệ tử
hỏi một vị sư trưởng: “Làm thế nào để tĩnh tâm?” Nhà sư nói: “Tôi bận. Xin hãy
hỏi đệ nhất pháp sư.” Người đệ tử đến gặp đệ nhất pháp sư, nhưng ông ấy nói:
“Tôi bị đau đầu; Bây giờ tôi không thể nói chuyện được. Hãy hỏi đệ nhị pháp
sư.” Khi đệ tử đến gặp đệ nhị pháp sư thì được nhận cau trả lời: “Tôi bị đau
bụng. Hãy hỏi ngài sư trưởng ấy.” Vì vậy, người đệ tử quay lại gặp sư trưởng và
phàn nàn: “Con đã hỏi mọi người nhưng không ai nói cho con biết điều gì cả”. Vị
sư trưởng nói: “Mọi người đã cho con câu trả lời đúng. Con chỉ cần hiểu nó.”
Người đệ tử cứ suy nghĩ
suốt ngày, cho đến khi cuối cùng anh ta hiểu ra. Chúng ta chỉ có thể tự mình
làm dịu tâm trí của mình. Bằng cách cố gắng hỏi nhiều người, chúng ta chỉ khiến
bản thân thêm bối rối. Người đệ tử cảm ơn sự hướng dẫn của nhà sư và sớm đạt
được giác ngộ.
Bài học:
Hãy hỏi chính mình và tìm câu trả lời từ cuộc sống của mình trước tiên. Chúng
ta nên có niềm tin vào khả năng của chính mình.
Câu chuyện số 2. Nước đục.
Một lần nọ, có một vị sư
đang du hành cùng học trò của mình qua một cánh đồng lúa vào mùa khô hạn. Gần
trưa, trời nắng, nhà sư bỗng khát nước nên khi nhìn thấy một vũng nước khá lớn ở
ven đường dẫn xuống đồng, nhà sư nói với học trò của mình, “Con hãy đi lấy cho
ta một ít nước từ vũng nước đó.” Cậu học trò đi đến bên vũng nước thì một chiếc
xe bò chạy băng qua vũng nước để xuống đồng khiến nước đục ngầu. Anh nói với
nhà sư: “Nước trong mương rất đục. Con không nghĩ nó có thể uống được. Chắc con
phải làm gì đó để nó trong lại”. Nhà sư nói với cậu học trò rằng hãy vào dưới gốc
cây và nghỉ ngơi.
Sau vài giờ, nhà sư yêu
cầu người học trò quay trở lại vũng nước đó. Anh đến đó và thấy nó trong xanh
và sạch sẽ. Anh ta lấy một ít nước và mang đến cho nhà sư. Nhà sư nói: “Hãy xem
ta cần làm gì để làm cho nước trong sạch? Hãy cho mình thời gian, để yên và bùn
sẽ tự lắng xuống. Tâm trí của chúng ta cũng vậy! Khi nó bị quấy rầy và trở nên
vẩn đục, điều nó cần là hãy để nó yên!”
Bài học:
Đừng làm gì với tâm trí đang bối rối; hãy để nó tự tĩnh lặng lại.
Câu chuyện số 3. Hôm nay và ngày mai.
Một
buổi tối, một chiến binh đang nghỉ ngơi trong căn phòng của mình nhưng anh không
thể nghỉ ngơi đúng nghĩa. Ngày mai người chiến binh này phải bước vào một cuộc
chiến đấu quan trọng nhất đời mình, cái ảnh hưởng đến cả vương quốc của anh. Rất
nhiều lời khuyên bảo, dặn dò từ nhiều nguồn đang lộn xộn trong tâm trí ánh. Anh
cảm thấy rất khó ngủ vì lo lắng. Anh biết kẻ thù rất mạnh và sợ rằng mình sẽ bị
đánh bại. Bối rối, người chiến binh đứng dậy và đi đến chỗ nhà sư. Nhà sư hỏi:
“Điều gì đưa anh đến đây?” Người chiến binh trả lời: “Ngày mai là một trận chiến
quan trọng. Con sợ mình sẽ không thể mang lại chiến thắng cho đất nước của mình.”
Nhà sư hiểu nỗi sợ hãi của người chiến binh. Nhà sư ấy nói: “Hôm qua là hôm
qua, Ngày mai là ngày mai. Hôm nay là ngày hôm nay. Hôm qua không quay lại, ngày
mai không bao giờ tới, thời điểm duy nhất tồn tại là bây giờ nên thời điểm cần
quan tâm duy nhất là bây giờ. Hãy trọn vẹn với nó. Vì vậy, hãy nghỉ ngơi. Với bất
kỳ hình ảnh nào về trận đấu ngày mai hiện về trong tâm trí, hãy để nó tự đến và
tự đi, đừng đẩy nó đi hay níu giữ nó lại, hãy để nó tự do, đó là cách để tâm trí
mình được tự do trong từng khoảnh khắc hiện tại này.
Hít
một hơi thật dài, người chiến binh trở nên bình yên và ngủ ngon giấc. Sáng hôm
sau, anh dũng cảm chiến đấu và giành thắng lợi.
Bài
học:
Đừng để những nuối tiếc của hôm qua hay lo lắng của ngày mai ảnh hưởng đến ngày
hôm nay. Hãy trọn vẹn với hiện tại.
Comments
Post a Comment